Sach-ehon-wabooks Sach-ehon-wabooks

Sự Khác Biệt Trong Cách Nuôi Dạy Trẻ Giữa Nhật Và Phương Tây

Phạm Quỳnh Trang 15/10/2018
WABOOKS - CHUYÊN GIA SÁCH EHON

NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT TRONG CÁCH NUÔI DẠY TRẺ CỦA NGƯỜI NHẬT VÀ NGƯỜI PHƯƠNG TÂY

Tuần trước, tin tức một cậu bé bị lạc đường đã được tìm thấy an toàn, ở nước ngoài đã có nhiều phương tiện truyền thông có những phê bình nghiêm khắc như “Đây chính là bạo hành”. Trong blog này, tôi thử phân biệt cách cư xử “Nếu làm việc xấu sẽ không được gia đình và đoàn thể chấp nhận” và tính quan hệ của người Nhật “sợ bị cho ra rìa”, liệu ngoài những điều này ra có những đặc trưng nào khác không nhỉ?

Lần này, blogger Brian O’Sullivan đã sống tại Nhật và Mỹ sẽ giới thiệu sự khác biệt giữa cách sống của người Nhật và người phương Tây.

I. Cách dạy con của người Nhật – khác biệt với người phương Tây

Những người thường trú và người ngoại quốc tại Nhật đều ngạc nhiên bởi hành vi của trẻ em nơi đây.

Trẻ em Nhật Bản không hay ồn ào, trưởng thành và tự chủ. Khi người phương Tây so sánh con mình, họ có ấn tượng này với trẻ em Nhật Bản. Tại sao trẻ em Nhât Bản lại ngoan và nghe lời vậy nhỉ?

Người ngoại quốc sống tại Nhật Bản sẽ giải thích bằng những lí do như “Bởi vì bố mẹ Nhật Bản dạy con rất nghiêm”, “Bởi vì tại Nhật an ninh rất tốt nên bố mẹ có cơ hội để dạy con tự lập từ nhỏ”, “Người Nhật so với người phương Tây, không đối xử với trẻ em như chúng là trẻ em đâu”…

Xem để hiểu hơn và lựa chọn Ehon phù hợp cho bé: BẤM ĐÂY!

Bởi vì sự phát triển của trẻ em rất phức tạp nên có thể nói chúng hay bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như văn hóa, tính cách của trẻ, tính cách của bố mẹ… Đó là lí do mà những câu hỏi về việc nuôi dạy trẻ lại nhiều và liên tục như vậy.

1. Cách nuôi dạy trẻ điển hình của người Nhật là gì?

Theo nhà nghiên cứu phát triển tâm lý người Đức Heidi Keller, có 2 cách dạy trẻ. Đó là “vị trí gần” và “vị trí xa”. Nói đơn giản, cách dạy trẻ vị trí gần là cách dạy trẻ có sự tiếp xúc về thân thể trải rộng trong một thời gian dài tiếp xúc của mẹ và con. Ngược lại với cách dạy trẻ vị trí gần, cách dạy con này tập trung vào giao tiếp bằng mắt, biểu hiện khuôn mặt và từ ngữ.

Tại Nhật Bản, cách dạy con vị trí gần được áp dụng phổ biến. Những việc như bố mẹ và con nằm song song cạnh nhau, cùng nhau tắm bồn … điều ít thấy tại các nước phương Tây lại là mục tiêu của người Nhật.

Các bà mẹ Nhật tâm đắc rằng họ có thể đọc được trước cho con những gì con tìm kiếm. Cụ thể, việc nhìn trước những gì sẽ xảy ra là việc được ưu tiên. Thời gian ở cùng con của bà mẹ Nhật dài hơn bà mẹ phương Tây. Đa số trẻ em 2 tuổi hầu hết ở bên mẹ hết 24 giờ hằng ngày. Theo một điều tra, thời gian người Nhật không ở cùng con trung bình mỗi tuần 2 giờ. Còn người Mỹ là khoảng 24 giờ, rõ ràng có khoảng cách khác biệt lớn.

Người Nhật sẽ không để con họ cho người trông trẻ hay ông bà trông và đi xem phim hay đi du lịch. Trong văn hóa của người Nhật, họ không nghĩ đây là một điều tốt. Nếu bạn muốn được người Nhật coi là người mẹ có trách nhiệm thì vào 2 năm đầu đời (dù tối thiểu) cũng không được rời khỏi con (tuy nhiên, ngày nay đã có sự thay đổi, so với trước đây thì số lượng các mẹ Nhật đi làm đang tăng lên).

Xem để hiểu hơn và lựa chọn Ehon phù hợp cho bé: BẤM ĐÂY!

Nhìn từ quan điểm của người phương Tây, phương pháp nuôi dạy con của người Nhật giống như “nuông chiều” con vậy. Ở phương Tây, nhìn chung các bà mẹ đều ủng hộ con họ trở thành những người tự lập. Những người phương Tây cho rằng việc từng chút một dạy con tự lập sau khi sinh là việc rất quan trọng. Một trong những phương pháp dạy trẻ tự lập là đánh giá và mở rộng các biểu hiện tự lập ở trẻ. Các bà mẹ phương Tây cho rằng việc đồng ý cho trẻ con làm ồn là để phát triển những kĩ năng cực kì quan trọng là tự biểu hiện và tự chủ trương. Hành động muốn con dừng việc làm ồn cũng đồng nghĩa với việc cướp đoạt cơ hội học tập vô cùng quan trọng của con.

Ngược lại, các bà mẹ Nhật Bản ngay khi con họ còn nhỏ, họ có khuynh hướng nắm lấy sự tồn tại xa rời của gia đình với trẻ. Trẻ em sẽ nghĩ rằng việc tồn tại của mẹ chúng rất quan trọng. Kết quả là quan hệ giữa người mẹ và đứa con sẽ trở thành sự dung hợp của hai trái tim. Giới hạn của mẹ và con trở nên mập mờ, thứ mà trẻ mong muốn tìm kiếm sẽ thành thứ mà mẹ mong muốn, tìm kiếm. Ngược lại cũng đúng.

2. Cách dạy con của người Nhật sẽ nuôi dạy được một người như thế nào?

Để lí giải được cách dạy con của người Nhật (phương pháp dạy vị trí gần), đầu tiên chúng ta phải lí giải được sự tự kiểm soát. Tự kiểm soát là việc có thể tự điều khuyển, giám sát tình cảm, hành động hay suy nghĩ của bản thân. Dưới đây là một bài kiểm tra thú vị về sự tự kiểm soát ở trẻ.

Xem để hiểu hơn và lựa chọn Ehon phù hợp cho bé: BẤM ĐÂY!

Những đứa trẻ được bảo rằng “Cháu có thể ăn viên kẹo Marshmallow ở trước mặt cháu nhưng nếu khi cô quay lại mà nó vẫn còn nguyên thì cô sẽ cho cháu thêm một cái nữa”. Sau đó, những đứa trẻ sẽ có những phản ứng rất dễ thương để tự kiểm soát mình không ăn kẹo đó.

https://www.youtube.com/watch?v=QX_oy9614HQ

Tự kiểm soát có thể nhìn thấy ở nhiều trường hợp khác nhau. Ví dụ, khả năng nghe lời bố mẹ, khả năng khôi phục từ những của xúc buồn bã của chính mình, khả năng chấp nhận việc nhất định phải làm đến cùng, khả năng cư xử sau khi thất bại.

Có một chương trình tivi quan sát sự tự kiểm soát của trẻ em. Đó là một chương trình tivi dài tập đã được phát sóng liên tiếp hơn 25 năm, đó là chương trình “Công việc đầu tiên”.

Những đứa trẻ xuất hiện ở đây rất nhỏ (thực ra việc hai đứa trẻ nhỏ như vậy đi ra ngoài cũng nhau cũng rất hiếm tại Nhật), cả hai anh em đã cùng nhau hợp sức và hoàn thành được công việc đầu tiên của mình. (ở Việt Nam cũng có thì phải)

https://www.youtube.com/watch?v=e5k5XTZy0rA

3. Khả năng tự kiểm soát và khả năng tự ý thức

Heidi Keller giải thích rằng cách dạy con ở vị trí gần của người Nhật có mối quan hệ rất rõ ràng với khả năng tự kiểm soát ở thời thơ ấu. Nói tóm lại, so với trẻ em phương Tây, trẻ em Nhật Bản nhìn chung đều có khả năng tự kiểm soát tốt hơn. Ngược lại, cách dạy trẻ vị trí xa của phương Tây lại giúp phát triển khả năng tự ý thức từ khi trẻ còn nhỏ.

Khả năng tự ý thức là gì? Khả năng tự ý thức là khả năng lí giải được sự khác nhau giữa suy nghĩ hoặc cảm xúc của mình và của người khác.

Xem để hiểu hơn và lựa chọn Ehon phù hợp cho bé: BẤM ĐÂY!

Dưới đây là bài kiểm tra khảo nghiệm sự tự ý thức của trẻ theo phiên bản gương. Đây là bài kiểm tra xem trẻ có ý thức được xem đứa trẻ bị bôi vết đỏ trên trán có phải mình không. Những trẻ dưới 18 tháng tuổi không ý thức được nhưng những đứa trẻ trên 18 tháng tuổi đã nhận ra người trong gương là mình.

https://www.youtube.com/watch?v=M2I0kwSua44

Tuy trẻ em phương Tây kém hơn trẻ em Nhật Bản ở khả năng tự kiềm chế nhưng việc tự ý thức mình cũng là một thành viên trong môi trường này thì nhanh hơn. Việc chịu ảnh hưởng từ môi trường mình đang ở và có khả năng điều khuyển, trẻ em đã có ý thức từ giai đoạn sớm. Khả năng lí giải được tùy theo hành động “Mình khóc thì sẽ được cho kẹo”, “Nếu mình cáu kỉnh thì mẹ sẽ dỗ mình”…, mọi thứ xung quanh sẽ phản ứng, chịu ảnh hưởng như thế nào sẽ có thể phát triển.

Như thế, trẻ em phương Tây sẽ từng chút một học được sự cách tự chủ trương và tự  biểu hiện và trưởng thành như người làm chủ môi trường (khả năng nhận thức).

Ngược lại, trẻ em Nhật bản có nhiều kinh nghiệm nhất quán. Đó là kinh nghiệm “Mẹ lúc nào cũng ở bên mình. Dù mình khóc thì mẹ cũng biết mình cần gì và đưa nó cho mình”. Thông qua đó, trẻ em Nhật Bản sẽ trở thành một người làm chủ cảm xúc bản thân đến khi mẹ mang cho mình thứ mình cần (khả năng tự kiểm soát).

Những người phương Tây đang nuôi con tại Nhật Bản nói rằng “Trẻ con Nhật Bản vừa trưởng thành lại vừa nghe lời”, lí do có thể được giải thích bằng sự khác nhau giữa hai phương phép dạy con của người Nhật – dạy con vị trí gần, và của người phương Tây – dạy con vị trí xa. Nhưng đây không phải là những điểm khác nhau thú vị duy nhất giữa hai phương pháp đó.

Xem để hiểu hơn và lựa chọn Ehon phù hợp cho bé: BẤM ĐÂY!

4. Tính quan trọng của việc đồng cảm

Bởi vì là xã hội tập thể nên việc hòa đồng vào tập thể đó rất được xem trọng tại xã hội Nhật Bản, việc nhận ra những ảnh hưởng hành động của mình đến người khác là quan trọng hơn mọi thứ. Bởi vậy, đồng cảm là cốt lõi của văn hóa Nhật Bản, nó cũng giống với sự giáo dục của bố mẹ vậy. Ngược lại, người phương Tây so với việc quan sát cảm xúc của đối phương thì họ xem trọng việc tuân thủ các mệnh lệnh hơn (đưa ra mệnh lệnh hoặc phạt bằng lời nói).

Người mẹ Nhật dạy con luôn luôn phải quan sát xem những việc mình làm gây ảnh hưởng gì đến người khác. Không chỉ người mà vật cũng giống vậy, có những bố mẹ nói rằng “Con cầm bút chì như vậy, bạn ấy trông có vẻ đau đúng không nào”, cách dạy này không giống lắm với người phương Tây. Làm như vậy, trẻ con Nhật Bản từ khi còn nhỏ đã được dạy tính quan trọng của việc quan tâm đến cảm nhận người khác trước khi xử sự.

5. Sự giáo dục ở Nhật Bản là gì?

Bởi vì Nhật Bản được coi là có nền văn hóa khắt khe nên nhiều người ngoại quốc cũng nghĩ rằng sự giáo dục trong mỗi gia đình Nhật Bản cũng hà khắc, nhưng không chắc phải như vậy. Đối với sự tuân thủ kỉ luật và xem trọng tính nhất quán của sự trừng phạt của người phương Tây, bố mẹ Nhật Bản cũng tùy theo tình trạng mà bẻ cong luật lệ, và thường không có trừng phạt.

Thay vào đó, trẻ em Nhật Bản khi tiến vào những xã hội nhỏ (trường học, câu lạc bộ, lớp học thêm…), chúng sẽ học được tính hợp tác, cách hợp tác… Từ những xã hội đó,

Áp lực từ của xã hội từ những xã hội như vậy trở thành người thi hành kỉ luật, gián tiếp yêu cầu sự tuân thủ, dạy trẻ em hành động thích hợp và sự vâng lời.

Xem để hiểu hơn và lựa chọn Ehon phù hợp cho bé: BẤM ĐÂY!

II. Tổng kết

Ở trên là những nhận xét của Brian O’Sullivan về “Sự khác nhau giữa cách dạy con của người Nhật và người phương Tây”. Cuối cùng, anh ấy kết luận rằng đây chỉ là giả thuyết chung, không áp dụng với tất cả mọi người và không phải cách dạy của người phương Tây hay người Nhật là tốt hơn.

Chắc chắn rằng cách dạy con của người Nhật sẽ nuôi dạy được đứa trẻ lớn lên thích hợp với xã hội Nhật Bản, nên nếu cứ dùng nguyên cách dạy đó áp dụng vào phương Tây thì sẽ không thích hợp.

Khả năng tự kiềm chế quan trọng trong xã hội Nhật Bản.

Khả năng tự ý thức quan trọng để toàn cầu hóa.

Nỗi lo lắng của mọi cha mẹ trên thế giới đều giống nhau và không bao giờ hết.

 

Bài viết được dịch từ trang web: https://www.madameriri.com/2016/06/10/japanese-parenting-style/

Tên gốc: 日本人の子育てが海外よりも優れている点は何か?欧米との違い

Xem để hiểu hơn và lựa chọn Ehon phù hợp cho bé: BẤM ĐÂY!




 

Bạn đang xem: Sự Khác Biệt Trong Cách Nuôi Dạy Trẻ Giữa Nhật Và Phương Tây
Bài trước Bài sau
Chat Chat
Hotline Hotline
Khuyến mãi Khuyến mãi
Đăng nhập
Đăng ký
Hotline: 0838101000