-
- Tổng tiền thanh toán:
KHÍCH LỆ ĐỂ TRẺ LUÔN PHẢN ỨNG TÍCH CỰC VỚI MỌI THỨ
Gần đây, tôi cảm thấy có nhiều trẻ em trở nên rụt rè. Đặc biệt tôi cảm thấy rằng có rất nhiều trẻ em thụ động cho những trải nghiệm thế giới xung quanh.
Có bốn nguyên tắc để khiến trẻ trở nên năng động!
(Giáo sư Toshiyuki Shiomi: giáo sư danh giá của Đại học Tokyo)
1. Nguyên tắc 1: Tạo ra một không gian nơi trẻ có thể tự do
Trước hết, điều quan trọng là có một không gian trống để đi lang thang và đi bộ xung quanh. Không có sự can thiệp của cha mẹ, để trẻ có thể tự do khám phá xung quanh. Một môi trường an toàn như vậy nuôi dưỡng sự quan tâm và tò mò của trẻ. Trẻ có thể chạm, cầm nắm, thậm chí gặm những gì con muốn khám phá.
Trên thực tế lý thuyết này có thể là điều khó khăn nhất,vì về cơ bản ngôi nhà của bạn, trường học, bên ngoài luôn có quá nhiều vật nguy hiểm để chạm vào, bởi vì những thứ như thế được đặt ở mọi nơi... Nhưng nếu nó không tồn tại...trẻ sẽ không còn cớ để trở nên “hiếu động, nghịch ngợm”, không thể tự rút ra bài học về vạn vật xung quanh.
Tự do trong tầm kiểm soát, chắc hẳn các bậc làm cha mẹ có thể làm được. Tạo cho trẻ 1 khu vui chơi nhỏ, có thú cưng giúp con hình thành lối sống có trách nhiệm, biết yêu thương chăm sóc, con sờ, nắm, nếm, ngửi những thứ quen thuộc trong đời sống: nước, cát, sỏi, chăm sóc cây... chứ không phải ngồi khoanh tay học những cuốn sách phát triển trí thông minh dày cộp. Bằng cách đó, sự hăng hái và động lực của trẻ em sẽ được nuôi dưỡng
Xem để hiểu hơn và lựa chọn Ehon phù hợp cho bé: BẤM ĐÂY!
2. Nguyên tắc 2: Không phủ nhận sự nghịch ngợm hoặc hành vi nguy hiểm
Điều quan trọng nhất tôi muốn nhấn mạnh trong nguyên tắc này chính là: Bớt nói “đừng” với trẻ. "Đừng làm điều đó!" "Đừng! Rất nguy hiểm!" Bởi vì, bạn chưa hẳn đã biết điều đó có thực sự gây hại với trẻ hay không. Vì vậy, nếu bạn quá cẩn thận với việc bao bọc, trẻ sẽ cảm thấy như thể chúng đã bị từ chối tất cả, để lại một vết thương trong tiềm thức của chúng.
Hãy cố gắng cổ vũ trẻ càng nồng nhiệt càng tốt rằng: "Nghịch ngợm là năng động, là minh chứng cho sự tích cực khám phá, phát triển tự nhiên!"
Tuy nhiên, trong trường hợp thực sự nguy hiểm, cần nói với trẻ rằng “Điều này là không thể” và PHẢI chỉ ra nguy hiểm, không thể ở điểm nào. Không những để trẻ hiểu ở thời điểm ấy, mà còn để trẻ nhớ cho lần sau.
Như mọi khi, lời nói cảnh báo của cha mẹ, có thể trở thành “bạch tuộc” trong tai trẻ, chúng sẽ ngừng lắng nghe, hay phớt lờ sự "phân công" của bố mẹ để làm những việc mình thích. Nhưng cha mẹ cần chấp nhận và nhẹ nhàng giải thích cho đến khi thành công "Điều này không tốt". Trẻ em cũng hiểu rõ rằng "Đây là những gì tôi không thể làm!"
3. Nguyên tắc 3: Chấp nhận cá tính của trẻ
Người Nhật thường xuyên nói "Trẻ con thì không có cá tính", nhưng điều đó là sai lầm. Mỗi đứa trẻ đều có cá tính. Có những khác biệt cá nhân dù đơn giản là tiếng cười, tiếng nói, phong cách... Điều quan trọng là nuôi dưỡng nhân cách ấy
Ví dụ, nếu bạn muốn trẻ em muốn chơi với đồ chơi xe lửa và cố gắng học với các tài liệu giảng dạy tiếng Anh, bạn có thể sẽ gặp sự phản kháng, không hài lòng của trẻ.
Nếu bạn phủ nhận tính cách của trẻ, thời thơ ấu của trẻ sẽ không phát triển như vốn dĩ và trẻ sẽ trở thành một đứa trẻ không tự tin. Do đó, cha mẹ phải chấp nhận cảm giác “Con của mình có cá tính và mình phải giáo dục theo cá tính ấy, không đạp khuôn”. Suy nghĩ tích cực ấy còn phát triển tính khoan dung của cha mẹ.
Xem để hiểu hơn và lựa chọn Ehon phù hợp cho bé: BẤM ĐÂY!
4. Nguyên tắc 4: Tôn trọng niềm tự hào của đứa trẻ sớm nhất có thể
Chỉ ở độ tuổi này khi nó khoảng hai tuổi, người mẹ thường chỉ huy chúng một cách dễ dàng. Trẻ em thời điểm này có thể làm tất cả và muốn làm bất cứ điều gì một mình.
Nhưng, nếu cách sử dụng ngôn ngữ tiêu cực của bố mẹ cho việc chúng không thể làm tốt, thái độ chỉ trích sẽ vô tình nuôi dưỡng sự bướng bỉnh và tâm lý phản kháng trong trẻ.
Vì vậy, xin vui lòng không làm tổn thương niềm tự hào về những “thành công” ban đầu của trẻ! Cha mẹ cần đặt mình vào vị trí của con, khéo léo cư xử để cổ vũ trẻ. Khi dạy trẻ, trước hết ta phải hiểu tâm lý cũng như “đọc” được những dấu hiệu của trẻ, phải quan tâm đến cảm nhận của trẻ, phải luôn nhớ rằng ”Mỗi đứa trẻ là một cá tính riêng” chứ đừng coi trẻ như một chiếc máy nói đâu nghe đó.
Lược dịch từ bài gốc 物事に積極的に取り組む子を育てるには・
Xem để hiểu hơn và lựa chọn Ehon phù hợp cho bé: BẤM ĐÂY!
Tags:
bộ sách giáo dục sớm cho trẻ
bo truyen tranh ehon nhat ban ehon
day con kieu nhat
doc sach ehon
mua bộ sách ehon
mua sách thiên tài và sự giáo dục từ sớm
người Nhật
nuôi dạy trẻ
review sách ehon
sách cho bé 0-6 tuổi
sách dạy trẻ thông minh sớm
sách ehon
sach ehon ban o dau
sách ehon cho bé 0-6 tuổi
sách ehon cho bé 7 tuổi
sách ehon cho trẻ sơ sinh
sách giáo dục sớm và thiên tài
sách tranh ehon của nhật bản
truyen ehon
truyện ehon cho bé 0-3 tuổi
truyện tranh ehon là gì
tu sach ehon
đọc sách ehon