Sach-ehon-wabooks Sach-ehon-wabooks

Trẻ lên ba, cả nhà tập nói – Giai đoạn tốt nhất để phát triển ngôn ngữ ở trẻ

Nguyễn Thu 25/10/2019
WABOOKS - CHUYÊN GIA SÁCH EHON

Tuổi tập nói (khoảng 2 – 3 tuổi) của mỗi em bé được các nhà khoa học chứng minh rằng là thời kỳ nhạy cảm với ngôn ngữ nhất trong cả cuộc đời. Cho con đọc sách Ehon trong giai đoạn vàng sẽ giúp con linh hoạt trong ngôn ngữ và trí tuệ. 

Tuổi tập nói (khoảng 2 – 3 tuổi) của mỗi em bé là giai đoạn khiến mỗi gia đình luôn rộn ràng và ngập tràn tiếng cười nói. Thời gian này cũng được các nhà khoa học chứng minh rằng là thời kỳ nhạy cảm với ngôn ngữ nhất trong cả cuộc đời.

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở độ tuổi vàng

 

Bước vào độ tuổi lên hai, trẻ sẽ vận động nhiều hơn, cùng với đó là những hành vi tiếp nhận ngôn ngữ. Ở hầu hết các em bé, những dấu hiệu của phát triển ngôn ngữ đến nhanh đến mức bố mẹ và người thân phải ngạc nhiên, nhưng chỉ đến 3 tuổi là hiện tượng đột phá này tự nhiên diễn biến chậm lại. Vì vậy, giai đoạn con từ 2 – 3 tuổi được coi là thời kỳ quan trọng nhất cho con phát triển ngôn ngữ, là thời kỳ mẫn cảm với ngôn ngữ nhất trong suốt cả cuộc đời.

Cùng với sự lớn lên dần của bé, ngôn ngữ tuổi sơ sinh đã không còn phù hợp nữa. Những lời nói ngọng âm “l/n”, “c/t”,… hay nũng nịu thái quá có thể sẽ gây nên tật nói ngọng, nói lắp ở trẻ. Vì vậy, ở giai đoạn này, khi trò chuyện cùng con, bố mẹ và những người thân thường xuyên tiếp xúc với con cũng nên chú ý rằng nên nói bằng ngôn ngữ chuẩn để con nghe chuẩn xác, không bị những câu từ thiếu chuẩn làm “nhiễu” khả năng tiếp nhận ngôn ngữ đúng chuẩn của con. 

Bí quyết đơn giản nhất để phát triển ngôn ngữ cho con chính là trò chuyện với con hàng ngày, càng nhiều càng tốt. Nói chuyện là cách kích thích tương tác của con đối với không chỉ các từ ngữ mà còn giúp con tiếp xúc tốt hơn với các tình huống giao tiếp hằng ngày. 

Về cách trò chuyện, bố mẹ cũng cần chú ý đến việc truyền tải thêm nhiều thông tin trong câu chuyện với con. Thay vì chỉ nói: “Con mặc áo này nhé” thì hãy nói với con: “Con có thích chiếc áo màu đỏ này không? Chiếc áo có hình ngôi sao này!”.  Tự nhiên như vậy, ngôn ngữ của con sẽ dần phát triển từng ngày.

Nói chuyện với con mọi lúc có thể vì mỗi cuộc nói chuyện lại mang đến cho bé niềm thích thú riêng. Ví dụ như ngay trong khi tắm, mẹ có thể dạy bé về các bộ phận trên cơ thể như tay, chân, đầu gối, khuỷu tay, ngực… càng tỉ mỉ càng tốt. Bố mẹ có thể hỏi con “Bây giờ con muốn mẹ tắm, rửa cái gì trước nào?” chẳng hạn.  Biến việc tập nói trở thành một trò chơi hấp dẫn, vui nhộn với những câu hỏi: “Đố con biết cái quần màu gì đấy?”, “lấy cho mẹ cái mũ có hình bông hoa nhé”,… Việc lặp lại hằng ngày sẽ giúp con ghi nhớ rất tốt.

Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng trẻ trong độ tuổi này thích nghe các mẫu câu chứa quan hệ nguyên nhân – kết quả. Kiểu câu này sẽ kích thích tư duy logic, tư duy ngôn ngữ của con rất tốt: “Nếu con tự đi được giày, mẹ sẽ thưởng cho con một cây kẹo mút nhé” hay “Con đi cẩn thận nhé, mẹ vừa lau nhà nên sàn trơn lắm đấy?”. Những câu giao tiếp đơn giản nhưng lại có tác động rất lớn đối với trí não non nớt đang hình thành từng ngày của bé. 

Sách ehon giúp bé phát triển khả năng biểu đạt nhanh chóng

Bố mẹ nên tuyệt đối tránh việc đổ lỗi cho đồ vật, ví dụ như con ngã thì đổ lỗi cho mặt đất và đòi “đánh chừa” mặt đất. Điều này nếu xảy ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng không tốt đến cả tư duy và tâm lý của con, bởi khi đó con sẽ cho rằng bản thân không hề có lỗi, đồng thời không thể hiểu được các logic đơn giản, không có suy nghĩ đúng đắn. 

Trong giai đoạn con học nói, bản thân trẻ sẽ học hỏi rất nhanh từ thế giới xung quanh. Nếu như con tiếp xúc với những từ ngữ tiêu cực như quát mắng, nói tục thì con cũng sẽ hấp thụ rất nhanh. Thế nên, đặc biệt chú ý để con được sống trong môi trường lành mạnh, tích cực để con không phát triển lệch lạc ngay từ đầu. 

Những người gần con nhất cũng là những người có thể hướng dẫn, khơi gợi để con tập nói nhiều hơn. Hãy đưa ra những lời gợi ý, ví dụ như “Con thấy bức tranh này có đẹp không?”, “Con muốn mẹ giúp đỡ gì không?”,… để con bộc lộ suy nghĩ của mình. Nếu mẹ thường xuyên quát bé giữ im lặng khi con khóc thì rất có thể con sẽ khó nói ra vấn đề mình. Ví dụ như khi con làm rơi một món đồ chơi, phản xạ tự nhiên của con khi không lấy được nó sẽ là khóc. Thay vì quát nạt con để bé ngưng khóc, hãy từ từ hỏi nguyên nhân, để con được nói, để con được nhận sự giúp đỡ. Như vậy trẻ nhớ được cách bày tỏ tâm trạng, và học được 1 điều “không khóc mà nói như thế thì mẹ sẽ làm cho như ý mình” chẳng hạn. Đó cũng là một cách dạy con về quan hệ “nhân – quả” rất thực tế để con có thể hiểu được.

Nhiều bố mẹ hiện nay cho con sử dụng smartphone từ rất sớm. Nếu không kiểm soát tốt, con có thể rất dễ mắc chứng “nghiện” điện thoại, ti vi; gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như khả năng ngôn ngữ. Việc xem ti vi hay dùng điện thoại đối với trẻ là tương tác một chiều, trẻ xem và nghe một cách thụ động, không có tương tác ngược lại được đối với các thiết bị đó. Dù vậy, trẻ có thể xem rất nhiều nhưng khả năng diễn đạt vẫn chưa phát triển. Vì vậy, trước hai tuổi, bố mẹ không nên cho con sử dụng các thiết bị đó. Từ hai tuổi trở lên, bố mẹ có thể cho con xem, chơi trên thiết bị di động, điện thoại với thời gian hợp lý, tránh việc con phụ thuộc vào chúng. Quan trọng nhất là bố mẹ hãy ngồi cùng con, chơi với con ngay cả khi con xem để tạo nên những tương tác và kiểm soát được nội dung con đang xem là gì.

Chọn sách Ehon để đọc cho con nghe hằng ngày

 

Rất nhiều lời khuyên được đưa ra rằng thời điểm này bố mẹ nên dành nhiều thời gian đọc sách cho con nghe, mua nhiều sách cho con. Mục đích là để con có không gian được “tắm” trong các câu chuyện và ngôn ngữ, là cách rất tốt để con có thể hình thành tư duy mạch lạc trong ngôn ngữ nói. 

Đọc sách, đọc truyện, đọc thơ hoặc những câu chuyện có nhiều vần điệu như thơ sẽ giúp con tăng độ nhạy cảm với ngôn ngữ và hướng con đến cảm nhận ngôn từ bằng trái tim. Bắt đầu đọc sách cho con bằng những trang truyện màu sắc thú vị và nội dung đơn giản để con bắt đầu làm quen và khơi gợi ý thích muốn đọc. Ngay từ khi lọt lòng mẹ, bé đã có thể nghe mẹ đọc sách. Đọc sách cùng nhau là cơ hội để bố mẹ gần gũi và thấu hiểu suy nghĩ của con hơn, vậy nên bố mẹ hãy dành thời gian làm việc này cùng con hằng ngày nhé!

Đọc sách ehon hiểu quả và mang đến cho con những khám phá mới

Những cuốn sách Ehon đến từ Nhật Bản – một cường quốc ở Châu Á đã được tin tưởng để trở thành ấn phẩm được trẻ em nhiều nước lựa chọn. Dựa và kết cấu đơn giản, kể về những câu chuyện diễn ra trong cuộc sống hay trí tưởng tượng của bé, hình ảnh sinh động kèm những câu văn có nhịp điệu, Ehon không chỉ khiến trẻ thích thú mà còn có sức mạnh phát triển trí tuệ, tâm hồn trẻ thơ. Khi bố mẹ đọc sách hay kể chuyện cho bé, đừng quên giải thích thêm giúp bé hiểu hơn về câu chuyện, đây là việc rất hữu ích giúp bé phát triển ngôn ngữ và tư duy. 

Những viên gạch đầu tiên xây dựng trí tuệ và tính cách của con ngay hôm nay sẽ là nền móng vững chắc cho con phát triển vượt trội vào ngày mai. Hãy cùng con tạo dựng một nền móng thật vững chắc với những cuốn Ehon cho thế hệ thiên tài này nhé!
 

Tìm hiểu thêm thông tin và nhận tư vấn miễn phí tại đây nhé!

 

Bạn đang xem: Trẻ lên ba, cả nhà tập nói – Giai đoạn tốt nhất để phát triển ngôn ngữ ở trẻ
Bài trước Bài sau
Chat Chat
Hotline Hotline
Khuyến mãi Khuyến mãi
Đăng nhập
Đăng ký
Hotline: 0838101000