-
- Tổng tiền thanh toán:
1. Phương pháp Montessori - Giáo dục phát triển toàn diện
Phương pháp Giáo dục Montessori là một phương pháp sư phạm giáo dục trẻ dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của các Bác sĩ và nhà giáo dục Ý Maria Montessori (1870 - 1952). Đây là phương pháp với tiến trình giáo dục đặc biệt dựa vào việc học qua cảm giác.
Nghiên cứu cho thấy trẻ em hoàn toàn bị cuốn hút bởi các vận dụng và chất liệu thiết kế để trợ giúp cảm nhận của giác quan.
Phương pháp Montessori chấp nhận sự duy nhất của mỗi trẻ và cho phép trẻ phát triển tùy theo những khả năng riêng của mình và thời gian riêng của mình. Do đó việc tổ chức các lớp học theo mô hình Montessori phải đảm bảo tính riêng biệt của mỗi đứa trẻ và phải bố trí phòng học và bài học phù hợp những nhu cầu và mục đích của mỗi em.
>> Thùy thái dương - Nguyên nhân phát triển ngôn ngữ sớm cho trẻ
2. Phương pháp Reggio Emilia – Trao quyền tự chủ cho trẻ
Trước khi quyết định chọn trường mầm non cho con, hầu hết các bố mẹ sẽ tìm hiểu khá nhiều các triết lý giáo dục khác nhau. Và một trong những phương pháp đang được chú ý trong những năm gần đây là Phương pháp Reggio Emilia. Đây được đánh giá là một phương pháp mang lại rất nhiều lợi ích cho con của bạn.
Phương pháp này được đưa ra dựa trên ý tưởng đặt đứa trẻ là trọng tâm trong việc học của chúng, không chỉ đơn giản là một con tàu trống rỗng chờ đợi để được vun đầy kiến thức, mà nghĩa là trẻ em có quyền được xây dựng những ý tưởng của riêng mình. Phương pháp Reggio Emilia là một phương pháp đặt trẻ làm trung tâm, nơi giáo viên, phụ huynh và cộng đồng là những người cộng tác và đối tác cùng phát triển trong một hành trình giáo dục con em.
Có một câu nói trong phương pháp tiếp cận Reggio - Emilia là: “Mỗi đứa trẻ có hàng trăm ngôn ngữ”. Cách tiếp cận này tập hợp và phát triển tất cả các ngôn ngữ: đổi mới, tự nhiên, xây dựng, tưởng tượng, nghệ thuật, âm nhạc, khiêu vũ, xây dựng, viết, nói, cử chỉ, khoa học, cơ thể và tâm hồn. Nhiều ngôn ngữ được sử dụng để hỗ trợ trẻ xây dựng những kiến thức về thế giới xung quanh.
>> Học cách làm cha mẹ thời đại 4.0
3. Phương pháp Glenn Doman – Phương pháp giáo dục sớm cho trẻ tại nhà
Phương pháp Glenn Doman là một phương pháp khá phổ biến trên thế giới và phát huy tác dụng trong kích thích trí thông minh của trẻ bằng Flashcard hay Dot Card. Phương pháp này không dạy cho trẻ biết đọc, viết hay biết phân biệt đồ vật mà chỉ nhằm kích thích trí thông minh trong não bộ của trẻ.
Phương pháp này đã và được phổ biến trên 180 nước trên toàn thế giới.
Để hiểu rõ mục đích của phương pháp dạy trẻ sớm Glenn Doman thì chúng ta hiểu qua về cấu thành bộ não con người. Như chúng ta đã biết, bộ não người chia làm 2 phần : não trái và não phải. Con người có những giai đoạn phát triển của bộ nào. Đó là thời điểm thai được 22 tuần và thời điểm khoảng 5- 6 tháng tuổi.
Từ 0 - 6 tuổi được xem là giai đoạn vàng phát triển của trẻ. Giai đoạn này giúp hoàn chỉnh hầu hết các chức năng của trẻ vì thế bỏ qua giai đoạn này trẻ vĩnh viễn không bao giờ có khả năng làm lại. Mặt khác, đến năm 6 tuổi trở đi, não trẻ phải ngừng phát triển mà nhường lại chỗ cho não trái.
Với phương pháp này, tác dụng chính là sẽ kích thích khả năng ghi nhớ phân tích, xử lí tư duy logic cực kỳ thông minh của não phải của trẻ bằng cách thông minh, logic ngay từ ban đầu.
>> Phương pháp phát triển trí não cho trẻ từ 0 - 6 tuổi
4. Phương pháp Steiner – Khai phá tiềm năng đặc biệt của trẻ
Phương pháp Steiner hay còn được gọi là Waldorf là một trong những phương pháp giáo dục sớm phổ biến trên thế giới và đang dần phát triển tại Việt Nam.
Triết lý của Steiner cho rằng trong những năm đầu đời, trẻ có thể học tập và tiếp thu kiến thức ở trong môi trường mà trẻ có thể khám phá thông qua những hoạt động thực tiễn vô thức.
Những hoạt động này sẽ tập trung vào trải nghiệm của chính bản thân trẻ, cho phép trẻ học thông qua ví dụ và các trò chơi tưởng tượng. Mục tiêu chung của giáo dục là tạo ra những đứa trẻ có cảm giác tốt đẹp với thế giới xung quanh.
Công việc chính của trẻ trong 7 năm đầu đời là thích nghi và phát triển cơ thể, tìm hiểu thế giới xung quanh cũng như khai phá khả năng tiềm ẩn của bản thân. Chính vì thế, sức sống của trẻ con trong giai đoạn này chỉ nên dùng cho những công việc thay vì học tập.
Não bộ của trẻ trong giai đoạn này cần được bảo vệ tích cực để có thể phát triển hoàn chỉnh vì chỉ có như vậy, nó mới thực hiện chức năng của mình một cách tốt nhất. Chính vì thế, Steiner tập trung vào các hoạt động vui chơi, phát triển trí tưởng tượng, hòa mình vào tự nhiên thay vì tiếp thu tri thức học thuật. Việc học chữ hay các kiến thức khác sẽ phải trì hoãn đến khi trẻ 7 tuổi nên có khi trẻ lên đến lớp 3 mới biết đọc.
Bên cạnh đó, Steiner cũng kêu gọi người lớn tuyệt đối không cho trẻ sử dụng các thiết bị số như tivi, điện thoại, iPad trong quá trình nuôi dạy trẻ trong 7 năm đầu vì không có lợi cho sự phát triển tự nhiên của trẻ.
>> Bố mẹ nên làm gì để con phát triển trí thông minh?
5. Phương pháp STEAM – Phương pháp giáo dục tích hợp.
Những năm gần đây, phương pháp giáo dục sớm STEM được nhắc đến khá nhiều. STEM được xem như cách tiếp cận mới, giúp đào tạo trẻ thành những công dân có thể đáp ứng tốt nhu cầu của nền kinh tế.
STEAM là viết tắt của 5 từ Science, Technology, Engineering, Art, Math, tức Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật, Toán học. Đây là phương pháp giáo dục cung cấp cho học sinh kiến thức toàn diện về 5 lĩnh vực nói trên và lồng ghép nhiều kỹ năng thực tế cho trẻ.
Ở độ tuổi mầm non, phương pháp STEAM lại càng phát huy được tính hiệu quả. Trẻ mầm non không học qua lý thuyết khô khan mà cần được tiếp thu bằng trải nghiệm trực quan. Cách học này sẽ kích thích sự tò mò, hứng thú khám phá nơi trẻ, ngoài ra còn có thể khơi gợi trí tưởng tượng của con.