Phương pháp dạy trẻ không đòn roi không chỉ hướng tới không sử dụng roi vọt để nuôi dạy trẻ mà còn có nghĩa không cho phép bố mẹ sử dụng ngôn từ hay hành động làm tổn hại đến tâm lý và thân thể của con. Vậy làm thế nào để có thể áp dụng phương pháp dạy trẻ không đòn roi hiệu quả? Hãy tham khảo ngay các cách áp dụng dưới đây!
1. Lắng nghe tiếng nói của trẻ
Bố mẹ cần lắng nghe con như thế nào?
Mỗi khi bé không vâng lời hoặc làm sai điều gì đó, cha mẹ không nên vội vàng đổ lỗi cho bé hay gấp gáp trách phạt mà cần phương pháp dạy trẻ đúng đắn. Bất kỳ chuyện gì xảy ra đều có nguyên nhân của nó, do vậy bạn cần kiên nhẫn lắng nghe nhu cầu và cảm xúc của con trước khi la mắng, trách móc. Tại một hội thảo chia sẻ phương pháp giáo dục không đòn roi, PGS.TS Huỳnh Văn Sơn cũng nói lên nhu cầu quan trọng của mọi đứa bé trong giai đoạn này chính là được chấp nhận và lắng nghe cảm xúc. Trong độ tuổi từ 0 – 6, con trẻ rất nhạy cảm với thế giới xung quanh và chưa nắm rõ cách thể hiện cảm xúc. Con chưa có nhiều kinh nghiệm sống hay học cách ứng xử phù hợp, chính vì vậy vai trò dẫn dắt của phụ huynh rất quan trọng. Khi con hành động sai lầm thì phụ huynh không nên vội vàng xuất ra lời la mắng và sẽ khiến đứa trẻ cảm thấy uất ức, khó nói ra lời thật lòng hay những vướng mắc mà con đang gặp phải. Bố mẹ chính là những người thân thiết nhất với con. Nếu bạn không chịu lắng nghe con thì ai sẽ làm được điều đó chứ?
>> Trí thông minh của trẻ được nhận biết như thế nào
2. Bày tỏ sự đồng cảm
Cách để bày tỏ sự đồng cảm với con cái
Hầu hết trong mọi trường hợp trẻ được bố mẹ lắng nghe và quan tâm tới cảm xúc của chính bản thân thì trẻ sẽ nhanh chóng nhận ra sai lầm và có những tư duy tích cực để giải quyết vấn đề. Là bố là mẹ, bạn hãy bày tỏ sự đồng cảm với con bằng những lời động viên, sẻ chia như: “Ừ vậy hả con, con có sao không, bố mẹ hiểu, có bạn nào giống con không...” để xoa dịu tâm trạng của con, giúp con an tâm và tin tưởng chia sẻ mọi điều với phụ huynh.
>> Sách ehon người bạn tâm hồn của trẻ thơ
3. Thể hiện cảm xúc và mong muốn của bạn
Làm sao để cha mẹ có thể bày tỏ cảm xúc với con cái
Thay vì sử dụng những biện pháp mạnh như la mắng, đòn roi hoặc ký luật thép với con thì bố mẹ nên kiên nhẫn giải thích sự việc cho bé hiểu và nhận ra sai lầm. Phương pháp dạy trẻ không đòn roi sẽ giúp bạn dạy dỗ con nên người mà không cần thiết phải đánh con. Khi không hài lòng với hành động của con, bố mẹ cần thể hiện và bày tỏ mong muốn và cảm xúc của mình. Ví dụ như: “nếu con buồn như vậy thì mẹ cũng buồn lắm, mẹ hiểu con của mẹ mà nhưng nếu không học điều căn bản thì con sẽ...” sẽ có sức mạnh to lớn giúp lay động suy nghĩ của con và nhanh chóng nhận ra vấn đề của mình.
>> Ehon giúp bố mẹ tự tin hơn trong cách nuôi dạy con
4. Khuyến khích con tự tìm ra giải pháp
Hãy khuyến khích con tự tìm ra giải pháp phát triển bản thân
Sau bước thể hiện cảm xúc của bạn thân thì các bậc phụ huynh nên khuyến khích con tự tư duy để tìm ra giải pháp phù hợp cho chính vấn đề của con. Nếu bạn còn cho rằng chỉ cần kỷ luật nặng thì con sẽ không phạm sai lầm đó nữa thì quả là một tư duy sai lầm. Việc lạm dụng kỷ luật đòn roi sẽ làm tổn thương tâm hồn trẻ thơ, khiến con lì đòn và tìm cách trốn tránh, nói dối cho qua chuyện nhiều hơn.
Mỗi khi gặp vấn đề là một lần con được học hỏi. Bạn hãy khuyến khích và cổ vũ con tự tìm ra giải pháp nhé. Đôi khi chính cách giải quyết ngây ngô nhưng đúng đắn của con sẽ làm chính bố mẹ ngạc nhiên đấy. Thật tuyệt vời khi nhìn thấy con trưởng thành hơn mỗi ngày phải không nào? Đây chính là ưu điểm đặc biệt của phương pháp dạy trẻ không đòn roi.
>>Sự phát triển của não trẻ khi được đọc sách ehon từ sớm
5. Cùng nói lên những ý kiến giải pháp
Cùng con giải quyết vấn đề sau khi mắc lỗi
Phụ huynh thường nghĩ ra còn còn nhỏ nên đã quen với việc ra quyết định, thay con con lựa vì bố mẹ tin rằng điều đó tốt cho con. Điều này không hề sai, nhưng bạn cũng nên hiểu rằng con là một cá thể độc lập, có những suy nghĩ riêng và cách giải quyết riêng. Thay vì phủ định tư duy của con, bạn hãy cùng con chia sẻ những hướng giải quyết để cả cùng lựa chọn nhé. Con trẻ đang trong quá trình hoàn thiện bản thân mỗi ngày nên những bình luận chê bai có thể làm trẻ nản chí và không muốn thể hiện ý kiến bản thân sau này. Hành động của bạn hiện nay sẽ định hình tính cách và hành động sau này của con.
>> Thùy não và các chức năng giúp phát triển giác quan và não bộ cho bé
6. Cùng nhau lập kế hoạch thực hiện
Cùng con thảo luận để xây dựng kế hoạch thực hiện mỗi ngày
Sau bước thảo luận chính là lúc cùng nhau thực hiện giải pháp đã được hai bên thống nhất. Nhờ sự đồng hành và cổ vũ nhiệt tình của bố mẹ, con chắc chắn sẽ rất hào hứng thực hiện mọi công việc để thay đổi vấn đề nan giải.
Chỉ với một chút khéo léo và tiết chế cơn giận với trẻ, các bậc làm cha làm mẹ có thể giáo dục con hiệu quả mà không cần động đòn roi. Chỉ bằng 6 bước đơn giản phía trên, Wabooks tin rằng bố mẹ và con cái sẽ luôn đồng hành và giải quyết mọi vấn đề.