Sach-ehon-wabooks Sach-ehon-wabooks

Phương pháp timeout dạy con không đòn roi

Nguyễn Tuấn Anh 31/03/2021
WABOOKS - CHUYÊN GIA SÁCH EHON

Time-out là phương pháp dạy con không đòn roi, mục đích của hình phạt này là tách trẻ ra khỏi tình huống gây phiền nhiễu. Điều này giúp bé trấn tĩnh, suy nghĩ về những việc đã làm và tự rút ra bài học để không tiếp tục phạm lỗi. Bạn có thể áp dụng phương pháp này với trẻ từ 3–5 tuổi, khi trẻ bắt đầu có nhận thức căn bản giữa đúng – sai.


Thực tế là cách phạt úp mặt vào tường, phạt quỳ gối hay phạt đứng trong góc nhà mà nhiều gia đình Việt đang áp dụng cũng tương tự như hình phạt time-out.


Nguyên tắc khi áp dụng hình phạt time-out

 


Khi đang chịu phạt, bé không được phép trò chuyện với bất cứ ai, không được làm gì kể cả việc đi vệ sinh hay uống nước. Time-out giống như một hình thức cô lập trẻ trong thời gian ngắn, mang ý nghĩa là nếu phạm lỗi, con sẽ bị phạt và không được chơi với ai, kể cả đồ chơi.
Khi áp dụng hình thức timeout hay cách dạy con không đòn roi, bạn phải thật kiên nhẫn vì cách dạy con này tốn khá nhiều thời gian. Theo một số bậc cha mẹ chia sẻ, cách dạy con không đòn roi này rất hữu ích trong việc uốn nắn những hành vi chưa đúng chuẩn của trẻ.

>>  Sách ehon cho trẻ sơ sinh hay nhất 2021


Cách thực hiện hình phạt time-out

 


Khi áp dụng hình phạt time-out đối với trẻ, bạn nên:


Răn đe và cảnh báo trước thật cụ thể


hình phạt time-out: cách dạy con không đòn roi
Nếu bé quấy nhiễu, bạn không nên phạt con ngay mà hãy răn đe và cảnh báo trước cho bé hiểu nếu còn tiếp tục hành vi này, con sẽ bị phạt. Nếu sau 2 lần răn đe mà trẻ vẫn tiếp tục, bạn hãy nghiêm khắc thông báo: con phải bị phạt và đưa bé vào chỗ đã được quy định trước. Trường hợp bạn đưa ra lời cảnh báo và bé biết dừng lại đúng lúc, đừng ngại ngần khen ngợi trẻ.
Nếu trẻ đưa ra lời xin lỗi hay khóc lóc sau khi bạn đã tuyên bố con phải chịu phạt, bạn không nên chấp nhận. Hãy nghiêm khắc yêu cầu trẻ thực hiện hình phạt.


Thời gian chịu phạt


Thời gian bị phạt nên tính theo phút, mỗi một tuổi tương ứng với 1 phút chịu phạt. Bạn nên dùng đồng hồ đếm ngược để theo dõi thời gian chịu phạt của bé. Nếu hết thời gian phạt, bé lại lặp lại hành vi cũ, bạn cần nói rõ với con rằng mình không chấp nhận hành vi không đúng này của trẻ và phạt con lại từ đầu.
Lưu ý là số lần phạt trong ngày không nên nhiều quá (khoảng 20 lần) sẽ ảnh hưởng đến tâm lý trẻ.
Trong thời gian bị phạt, nếu bé tự ý rời vị trí hoặc tìm mọi cách để gây chú ý, bạn chỉ nên giữ im lặng và tỏ thái độ nghiêm khắc, đưa trẻ về chỗ phạt và tính giờ lại từ đầu.


 Vị trí chịu phạt


Vị trí để thực thi hình phạt time-out cần chọn nơi càng ít người qua lại càng tốt, không có đồ chơi, truyện tranh, tivi, không có cửa sổ nhìn ra bên ngoài, không gần chỗ nằm của thú cưng… Mục đích là làm cho trẻ chán với vị trí này và buộc phải suy nghĩ về những gì được nhắc nhở để từ đó tự điều chỉnh hành vi cho phù hợp.
Nếu ở nơi công cộng, bạn cần đưa con đến chỗ ít người qua lại để phạt con nhưng không quên để mắt đến con.


Kết thúc hình phạt


Khi thời gian chịu phạt kết thúc, bạn cần nói chuyện với bé nhằm nói rõ về việc tại sao con bị phạt, làm thế nào để lần sau không bị phạt, hỏi trẻ về việc tại sao bé lại quấy phá…
Đừng quên khen ngợi nếu sau thời gian chịu phạt, bé có những hành động hoặc thái độ tích cực.

>>  Sách nuôi dạy con từ 0 - 3 tuổi bố mẹ không nên bỏ qua


Những tình huống phát sinh xoay quanh việc áp dụng hình phạt time-out

 


Thực tế là trong khi áp dụng phương pháp dạy con không đòn roi này, nhiều bậc cha mẹ gặp những tình huống dở khóc dở cười. Dưới đây là những tình huống thường gặp và cách giải quyết:
 Trẻ la hét, khóc lóc trong suốt thời gian chịu phạt time-out và kể cả khi hình phạt đã kết thúc, tôi nên làm gì?
Theo nhiều bậc cha mẹ chia sẻ là trẻ khóc khi đang chịu phạt, thậm chí là khóc kể cả khi đã hết thời gian chịu phạt, cha mẹ nên áp dụng chiêu “ăn bánh bơ, đội mũ phớt” với hành động ấy của trẻ. Bởi thông thường thì đứa trẻ nào cũng sẽ khóc lóc khi bị phạt và đây là một trạng thái tâm lý bình thường của trẻ nhỏ. Thế nên, tùy vào khả năng kiểm soát và kinh nghiệm trải nghiệm hình phạt mà có trẻ sẽ nín ngay sau đó nhưng có trẻ vẫn sẽ khóc dai dẳng.
Thực tế là nhiều trẻ sẽ ngừng khóc sau một vài lần nhận ra rằng việc mình khóc lóc chả mang lại kết quả tích cực nào, bố mẹ chẳng mảy may quan tâm. Trường hợp bé vẫn khóc khi thời gian phạt đã kết thúc, bạn không nên tiếp tục phạt bé, hãy nói cho bé hiểu rằng lần sau nếu bị phạt, con chỉ có thể ra khỏi vị trí bị phạt nếu hết khóc và biết nghe lời.


Cha mẹ phải làm gì nếu trẻ đòi đi uống nước hay đi vệ sinh khi đang thực hiện time-out?


Theo cách chuyên gia nhi khoa của CDC, Hoa Kỳ: Thực tế là thời gian thực thi hình phạt time-out khá ngắn nên bạn không cần chú ý đến những nhu cầu, sinh hoạt cá nhân của trẻ. Nếu bạn thỏa hiệp cho con đi uống nước hay đi vệ sinh khi đang bị phạt, trẻ sẽ biết “lợi dụng” điều này trong những lần phạt sau hoặc tìm cách thoát khỏi hình phạt trước thời hạn.
Trong trường hợp trẻ thật sự cần đi vệ sinh, bạn nên nói cho trẻ biết là thời gian phạt sẽ được bấm dừng và sau khi con đi vệ sinh xong thì vẫn tiếp tục chịu phạt đến hết giờ.


Khi trẻ tự ý rời khỏi vị trí bị phạt, cha mẹ nên làm gì?


Bạn nên nghiêm khắc nhắc nhở bé quay lại vị trí bị phạt và ở đó cho đến hết giờ, đừng quên cho con biết điều gì sẽ xảy ra nếu bé không nghe lời. Điều này giúp bé suy nghĩ đưa ra lựa chọn, từ đó giúp khả năng nhận thức của con phát triển.
Khi đưa ra luật này, bạn phải làm theo đúng luật. Việc này giúp trẻ rút ra được bài học là phải đưa ra lựa chọn và chịu trách nhiệm với điều đó.

 

Nhà có hai trẻ nhỏ, thường tranh giành đồ chơi hay chòng ghẹo nhau, cha mẹ nên ứng xử thế nào


Theo nhiều chuyên gia tâm lý về nuôi dạy trẻ, trong trường hợp này, bạn nên xác định xem trẻ nào là “đầu têu” của cuộc chiến và áp dụng hình phạt time-out với trẻ đó. Ngoài ra, bạn nên cân nhắc việc “phạt” cả món đồ chơi – tác nhân của cuộc chiến – trong khoảng thời gian nhất định, để trẻ không được chơi nữa.
Trường hợp cả hai đứa trẻ đều góp phần gây ra “cuộc chiến” hoặc bạn không xác định được bé nào khơi mào “chiến sự”, bạn có thể cân nhắc đến việc phạt cả hai và “phạt” cả món đồ chơi, đừng quên cho trẻ biết lý do. Thời gian mà món đồ chơi bị phạt time-out bằng trung bình cộng số tuổi của hai đứa trẻ. Sau đó, hãy nói cho trẻ hiểu tại sao đồ chơi cũng bị phạt và các con nên chia sẻ đồ chơi với nhau một cách hợp lý, hòa thuận khi chơi chung.

 

Trẻ phá quấy ở nơi công cộng, tôi nên tìm vùng time-out để phạt trẻ như thế nào?


Việc trẻ phá quấy nơi công cộng bằng hành vi khóc lóc, ăn vạ, la hét… không hiếm xảy ra. Trong trường hợp này, bạn hãy tìm một góc nào đó ít người qua lại và nói cho trẻ hiểu rằng bạn sẽ đếm từ 1 đến 3, nếu con không ngừng lại thì bé phải chịu phạt. Khi đếm, bạn hãy đếm thật chậm rãi để con có thời gian điều chỉnh cảm xúc của mình, từ đó có thể điều chỉnh hành vi phù hợp. Nếu trẻ vẫn không nghe lời, bạn nên áp dụng hình phạt time-out.

>>  Sách ehon Ấn tượng Piu Piu bộ sách giúp bé phát triển đa giác quan

Bạn đang xem: Phương pháp timeout dạy con không đòn roi
Bài trước
Chat Chat
Hotline Hotline
Khuyến mãi Khuyến mãi
Đăng nhập
Đăng ký
Hotline: 0838101000