Tình trạng trẻ chậm nói ngày càng trở thành vấn đề đáng báo động hiện nay khi các con được tiếp xúc với thiết bị điện tử quá sớm và thiếu sự quan tâm chăm sóc của phụ huynh. Vấn đề chậm nói có thể cản trở quá trình hòa nhập và giao tiếp với người xung quanh bé. Chính vì vậy, bố mẹ cần sớm nhận biết dấu hiệu và có phương pháp dạy trẻ chậm nói phù hợp để bắt kịp với bạn bè cùng trang lứa.
Những dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói
Dấu hiệu nào cho thấy bé của bạn đang có triệu chứng bị chậm nói
- Từ 3 – 4 tháng tuổi: Trẻ ít giao tiếp bằng mắt với người khác, ít mỉm cười, hiếm khi gây ra tiếng động hay gây ồn quá mức
- Từ 4 – 7 tháng tuổi: Trẻ gặp khó khăn khi ngồi, không phản ứng với tiếng gọi của bố mẹ hay tiếng ồn xung quanh. Con thờ ơ với phụ huynh và đồ chơi.
- Từ 7 – 12 tháng tuổi: Trẻ không đứng thẳng, tập bò kể cả khi có sự trợ giúp. Con không hứng thú, tò mò với mọi thứ, không nói thường xuyên và sử dụng ngôn ngữ cơ thể.
- Từ 1 – 2 tuổi: Trẻ gặp khó khăn khi phát âm tối thiểu 6 từ khác nhau, không bắt chước lặp lại lời nói của người lớn.
- Từ 3 – 5 tuổi: Trẻ bị nói lắp, nói nũng nịu, không rõ từ và gặp khó khăn khi nói câu hoàn chỉnh. Kỹ năng vận động kém hơn bạn bè. Con có cảm xúc không ổn định, dễ cáu giận vô cớ.
>> Trí thông minh của bé được nhận biết như thế nào
Phương pháp dạy trẻ chậm nói tại nhà
Tích cực nói chuyện với bé
Bố mẹ hãy cùng con trò chuyện và tương tác để bé có thể cải thiện khả năng ngôn ngữ mỗi ngày
Phương pháp dạy trẻ chậm nói hiệu quả chính là không ngừng trò chuyện với bé. Dù cho trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp thì bố mẹ càng cần nói chuyện thường xuyên với bé để cải thiện khả năng ngôn ngữ và phát triển vốn từ cho con.
Ở bất cứ mọi nơi, mọi lúc bố mẹ phải tích cực giao tiếp nhiều mới con. Bạn có thể kể câu chuyện hàng ngày hay mô tả những việc đang làm để giúp con luyện nói nhiều hơn và tăng thêm nhiều vốn từ giao tiếp cho bé.
>> Sự phát triển não trẻ khi được đọc sách, nghe audio và xem phim hoạt hình
Đọc sách cho bé
Cùng bé đọc những cuốn sách ehon để tăng sự tương tác và phát triển não bộ hiệu quả
Sách tranh ehon với nhiều nội dung phong phú và hình ảnh minh họa hấp dẫn sẽ là người bạn đắc lực hỗ trợ bạn kích thích thùy thái dương của trẻ phát triển. Thùy não quan trọng phụ trách chức năng xử lý âm thanh, khả năng ngôn ngữ giao tiếp của con.
Ngoài ra, nội dung ehon phong phú cũng khiến cho kho vốn từ của con ngày càng được nâng cao.
>> Sách ehon tengu giải pháp giúp con phát triển nhận thức từ giai đoạn sơ sinh
Kiên nhẫn lắng nghe bé
Cùng con chia sẻ những câu chuyện để hiểu con muốn gì
Khi trẻ chậm nói, gặp khó khăn khi giao tiếp thì bố mẹ càng nên kiên nhẫn lắng nghe con nhiều hơn. Phụ huynh nên quan sát kỹ để hiểu con muốn nói gì, con muốn hỏi gì. Và khơi gợi câu chuyện để khuyến khích con nói nhiều hơn. Khi con đang cố gắng thể hiện ý muốn bản thân thì bố mẹ cũng đừng vội vã điền từ giúp con hoặc làm hộ con. Dần dần con sẽ phải giao tiếp nhiều hơn nữa.
>> Sách ehon màu sắc nuôi dưỡng và phát triển kỹ năng cho trẻ
Không bắt chước ngôn ngữ của bé
Khi con nói sai bố mẹ không nên bắt chước theo mà hãy chỉnh sửa dần dần để con nói chính xác hơn
Khi con mắc chứng chậm nói, nhiều câu phát âm của con sẽ không chuẩn. Bố mẹ không nên bắt chước cách phát âm sai của con để tránh khiến trẻ hiểu nhầm là trẻ nói đúng, bố mẹ đang khuyến khích trẻ.
Phương pháp dạy trẻ tốt nhất là sửa ngay những từ trẻ phát âm sai. Phụ huynh cần kiên trì lặp đi lặp lại nhiều lần giúp bé sửa đổi và tiến bộ dần theo thời gian.
>> Phát triển cảm xúc của trẻ thông qua bộ sách ehon điều kỳ diệu của cảm xúc
Cho trẻ tiếp xúc với nhiều người
Giúp con được làm quen với nhiều bạn bè sẽ là môi trường lý tưởng để con phát triển khả năng ngôn ngữ của mình
Có thể trẻ con chưa nói chuyện được như người lớn nhưng chúng cũng có nhu cầu tiếp xúc và giao tiếp với người xung quanh, đặc biệt là các bạn nhỏ cùng trang lứa. Do vậy, bố mẹ đừng hạn chế con ở trong nhà vì nghĩ thế là bảo vệ con mà hãy tạo thật nhiều cơ hội cho con gặp gỡ với bạn cùng tuổi. Việc ra ngoài tiếp xúc với nhiều người hơn còn giúp trẻ bạo dạn hơn, kích thích sự tò mò, khám phá và tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Khả năng ngôn ngữ, giao tiếp không thể cố gắng trong ngày một ngày hai mà cần sự bồi đắp dần từ mọi tác động tích cực xung quanh trẻ.
>> Sách Ehon Nhật Bản hay nhất cho bé từ 0 – 8 tuổi
Hạn chế cho bé sử dụng Tivi, điện thoại di động
Đừng sử dụng smartphone hay điện thoại để con không quấy khóc đó vô tình sẽ là nguyên nhân khiến con hạn chế giao tiếp với mọi người
Thiết bị công nghệ hiện đại mang lại rất nhiều lợi ích cho chúng ta nhưng nó cũng có mặt trái không thể bỏ qua.
Bố mẹ chăm chú điện thoại, ít quan tâm và dành thời gian giao tiếp với con. Còn con chăm chú xem điện thoại, ti vi nên chỉ nhận được thông tin một chiều mà không được giao tiếp với mọi người. Đây là nguyên nhân chính khiến tỷ lệ trẻ chậm nói ngày càng tăng cao giữa cuộc sống hiện đại đầy đủ tiện nghi.
Phương pháp dạy trẻ chậm nói cực đơn giản chính là hạn chế sử dụng thiết bị điện tử trước mặt trẻ. Thay vào đó, phụ huynh nên trò chuyện với con, đọc sách cùng con. Điều này vừa giúp con phát triển ngôn ngữ nói, học nhiều điều mới và gắn kết tình cảm gia đình.
Từ những phương pháp dạy trẻ chậm nói tại nhà được chuyên gia đề xuất phía trên, Wabooks mong rằng nó sẽ là nguồn thông tin hữu ích, dễ dàng áp dụng sẽ hỗ trợ các bậc phụ huynh trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, giúp con giao tiếp và hòa đồng với bạn bè và người thân xung quanh.