Trang chủ Liên hệ

Có nên bắt đầu đọc sách cho bé từ 0 tuổi?

Nguyễn Tuấn Anh 13/10/2020

Các cha mẹ vẫn quan niệm rằng con còn nhỏ quá nên chưa nhận thức được nhiều kiến thức khi phụ huynh đọc sách cho nhe. Nhưng thực tế, nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng: việc đọc sách cho bé càng sớm càng tốt sẽ tác động rất lớn tới sự phát triển trí tuệ và tâm hồn của trẻ.

Vì sao đọc sách cho bé sớm lại quan trọng đến thế?

 

Đọc sách cho bé đúng cách sẽ giúp con phát triển toàn diện cả về trí lực và thế lực

Giữa thời đại số bùng nổ thông tin, dường như trẻ ngày càng ít làm bạn với trang sách mà thay vào đó là các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại di động, ipad… Nhiều phụ huynh cho rằng các thiết bị hiện đại là nguồn cung cấp kiến thức chủ lực cho con rồi nên không đọc sách cho con cũng chẳng có vấn đề gì. Nhưng chính điều này đang gây ảnh hưởng xấu tới bé như: hại mắt, chậm nói, hạn chế giao tiếp, nghiện điện thoại,...

Việc để con rèn luyện thói quen đọc sách và yêu sách không giúp con trở thành nhà văn, nhà thơ uyên bác mà là cách nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, kích thích phát triển IQ và EQ hiệu quả và từ đó khiến cho kiến thức, tư duy của con trở nên phong phú từ những cuốn sách cho bé.

Đọc sách cho bé đúng cách sẽ giúp con phát triển toàn diện cả về trí lực và thể lực. Từ những nhân vật, sự vật, bài học sơ khai từ sách ehon, con sẽ được nâng cao nhận thức và tầm hiểu biết về thế giới xung quanh. Không chỉ vậy, con được mở rộng nhiều vốn từ, phát triển khả năng giao tiếp và học cách nắm bắt xử lý tình huống nhanh nhạy. Vì vậy, đọc sách cho bé ngay từ sớm là việc làm cần thiết.

>> Tình cảm gia đình quan trọng với trẻ như thế nào

Khi nào nên đọc sách cho bé?

 

Bố mẹ có biết 6 năm đầu đời của mỗi đứa trẻ chính là thời điểm vàng giúp phát triển tiềm năng của não bộ 

Theo TS giáo dục Nguyễn Thụy Anh, bố mẹ nên đọc sách cho bé ngay từ khi mới 0 tuổi. 6 năm đầu đời của mỗi đứa trẻ chính là thời điểm vàng giúp phát huy tiềm năng não bộ trong con. Do vậy, phụ huynh không nhất thiết phải đợi tới khi trẻ biết nói, biết đọc mới thực hiện. Có thể nói, đọc sách chính là nghe, là quan sát, là cảm nhận, là sáng tạo trí tưởng tượng… 

Với lịch sử hơn trăm năm, phương pháp đọc sách ehon cho bé từ 0 tuổi chính là kim chỉ nam của mọi cha mẹ Nhật giúp nuôi dạy những đứa trẻ thông minh, tự lập tới tận ngày nay. Khi con còn bé, khả năng nhận thức còn non nớt thì cha mẹ nên lựa chọn những cuốn sách ehon ít chữ với tranh minh họa nhiều màu sắc để con dần làm quen với sách. Nhờ giọng đọc quen thuộc của mẹ cha, con sẽ chăm chú lắng nghe và dần hòa mình trong những nhân vật ehon nhiều màu sắc. Chỉ cần dành ra 10 - 20 phút mỗi ngày đọc sách cho bé, bạn sẽ cảm nhận ngay những thay đổi tích cực từ phía con. Đây như khoảng thời gian quý giá vừa giúp con phát triển não bộ nhưng cũng đang bồi đắp tình cảm gia đình khăng khít hơn. 

Từ 0 - 2 tuổi là giai đoạn khai phá, giúp con tăng khả năng nhận thức thế giới xung quanh nên bạn cần lựa chọn những cuốn sách tranh ehon có màu sắc nổi bật, hình minh họa to rõ mà không cần quá nhiều chữ hay nội dung. Các chủ đề phù hợp với lứa tuổi này thường là nhận biết màu sắc, hình khối, âm thanh, động vật, rau củ… Khi bé lên hơn và có nhận thức hành vi rõ ràng thì bố mẹ có thể tạo cho bé một kệ sách riêng của con để bé rèn luyện thói quen yêu sách, biết giữ gìn sách và đồ vật của bản thân.

>> Dạy trẻ tự lập ngay từ giai đoạn từ 0 - 6 tuổi như thế nào để mang lại hiệu quả 

Đọc sách cho bé như thế nào mới hiệu quả?

 

Món ăn tinh thần nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ chính từ những cuốn sách ehon đa dạng chủ đề 

Đọc sách cho bé được ví như món ăn tinh thần giúp nuôi dưỡng tâm hồn hạnh phúc trong con. Bố mẹ có thể đọc sách cùng con bất kỳ lúc nào rảnh rỗi như sau khi ăn xong hay trước khi đi ngủ. Điều này sẽ tạo nên thói quen sinh hoạt khoa học cho bé và giúp bé yêu thích hay mong chờ thời điểm đó như chờ đợi niềm vui trong ngày. Những câu chuyện ehon lý thú cùng giọng kể thân thuộc của phụ huynh sẽ giúp xoa dịu tâm hồn trẻ thơ, giúp con an tâm yên giấc ngủ say và sâu hơn.

Dù chỉ là cuốn ehon quen thuộc mỗi ngày nhưng bố mẹ chỉ cần thay đổi nhẹ trong giọng kể hay sáng tạo nên những câu chuyện mới dựa trên trang sách thì luôn là câu chuyện mới hấp dẫn con. Hãy luôn nhớ, con sẽ là người quyết định đọc sách thế nào. Đôi khi con chỉ nhìn chăm chú vào một trang sách hay cười khúc khích, vùng vẫy tay chân thích thú vì tới nhân vật yêu thích. Lúc này, bố mẹ nên chú ý quan sát biểu hiện của con và cho con thêm thời gian để quan sát, tư duy và phát huy trí tưởng tượng. Ngoài ra, TS Thụy Anh cũng gợi ý một số cách đọc sách cho bé hiệu quả.

>> 4 Nhóm ăn nhiều dinh dưỡng cho trẻ mà mỗi bố mẹ cần lưu ý 

Đọc sách cùng con bằng những câu hỏi

 

Cùng con đặt những câu hỏi thú vị vừa giúp ôn lại kiến thức và khơi ngợi niềm vui mỗi ngày 

Khi đọc sách, con thường chú ý đến hình vẽ minh họa hơn là nội dung cốt truyện. Bé có thể lật hết trang này sang trang tiếp để quan sát từng nhân vật hay sự vật trong sách. Bạn nên dẫn dắt những câu hỏi về các chi tiết ấy để thu hút sự chú ý của con về câu chuyện trong sách để giúp con tăng khả năng nhận biết và rèn luyện tư duy suy luận. Ví dụ như: Bạn này tên gì nhỉ? Bạn đang đi đâu thế? Woah xe to to kia là của ai nhỉ? Việc đặt câu hỏi sẽ giúp con ôn lại nhiều kiến thức hơn nhưng cũng không nên vì vậy mà đặt câu hỏi quá thường xuyên, gây đứt mạch suy nghĩ của con khi đọc sách. Lâu dài, con sẽ dần mất đi hứng thú khi đọc sách. Bạn chỉ nên đặt câu hỏi sau khi bé đọc xong câu chuyện thôi nhé!

Kể chuyện bằng hình ảnh

Đặc điểm của ehon là rất ít chữ. Chính vì vậy, phụ huynh hoàn toàn có thể kể một câu chuyện mới do bạn nghĩ ra để làm bé thích thú. Chỉ với một chút sáng tạo, bé sẽ hòa cùng trí tưởng tượng của bạn để tạo nên một câu chuyện mới lạ và hấp dẫn không kém. Bạn cũng có thể liên tưởng những câu chuyện trong sách với những người thân xung quanh bé để tạo nên sự gần gũi cho những câu chuyện này đó.

>> Sách ehon giri giúp trẻ phát triển chức năng thùy trán một cách hiệu quả

Để bé tự kể

Bạn có thể đọc đi đọc lại một cuốn sách trong 1 - 2 tuần nếu thấy bé vẫn hào hứng nghe. Sau đó, bạn có thể đọc nửa chừng một số đoạn hoặc kéo dài giọng để bé tự thêm các từ kết thúc. Hay thậm chí, bạn hãy giả vờ quên hoặc nhầm lẫn một chi tiết nào đó để bé sửa lại. Điều này sẽ kích thích trí nhớ và niềm vui đọc sách trong con.

 

Bài viết liên quan