-
- Tổng tiền thanh toán:
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 0 – 6 tuổi là vô cùng quan trọng, đây là giai đoạn bé cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng như calo, protein, vitamin, khoáng chất... Đây là một bước đệm để trẻ phát triển khỏe mạnh trong tương lai.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 0 – 6 tuổi là vô cùng quan trọng, đây là giai đoạn bé cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng như calo, protein, vitamin, khoáng chất... Đây là một bước đệm để trẻ phát triển khỏe mạnh trong tương lai.
Theo các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ thay đổi theo độ tuổi nhất định. Việc cha mẹ cung cấp cho trẻ một chế độ dinh dưỡng phù hợp là tiền đề quan trọng để trẻ phát triển tốt nhất. Trước tiên, cha mẹ cần hiểu chế độ dinh dưỡng của trẻ qua từng giai đoạn phát triển thông qua bài viết dưới đây.
Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của trẻ sơ sinh
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, cũng như nhiều cơ quan khác chưa phát triển khác hoàn thiện. Chính vì vậy việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn sơ sinh là rất quan trọng, góp phần quyết định tới sự phát triển toàn diện của trẻ trong tương lai.
Trong giai đoạn trẻ sơ sinh, sữa mẹ là chất dinh dưỡng không gì có thể thay thế được cho sự phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. Trong 4 tháng đầu sơ sinh, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ không cần ăn hay uống thêm bất cứ thứ gì. Trong 5 tháng sơ sinh nhu cầu dinh dưỡng của bé tiếp tục tăng trong khi đó lượng sữa mẹ đã đạt đến mức tối đa, lúc này cần thiết phải tập cho trẻ ăn dặm thêm sữa ngoài. Bên cạnh đó, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng quý giá mà cần duy trì với trẻ, cách cho trẻ bú cũng rất quan trọng.
-
Muốn trẻ tăng cân thì phải được bú cả sữa đầu lẫn sữa cuối. Mẹ hãy cho bé bú một chút bên này, tiếp đó là một chút bên kia làm cho bé chỉ nhận được sữa đầu, vì vậy bé không tăng cân nhiều mặc dù mẹ nhiều sữa.
-
Mẹ nên cho trẻ bú một lần hết một bên, nếu trẻ còn đói thì hãy cho trẻ bú bên còn lại và lần sau cho bú bên kia trước và cứ thế.
>> 4 Nhóm dinh dưỡng cần thiết cho trẻ nhỏ
Dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi
Nhu cầu dinh dưỡng bắt đầu thay đổi khi con bước sang giai đoạn 1 tuổi
Giai đoạn trẻ 1 tuổi là thời điểm trẻ bắt đầu tập đứng và chập chững với những bước đi đầu tiên. Những thay đổi về nhu cầu dinh dưỡng của trẻ bắt đầu từ giai đoạn này. Sau đây là những chế độ dinh dưỡng cha mẹ cần lưu ý.
-
Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi cần đa dạng: Một khẩu phần dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi cần khoảng 30 – 40% chất béo, 20 -25% chất đạm, còn lại là tinh bột và các vitamin, khoáng chất. Trẻ luôn cảm thấy nhàm chán khi một loại thực phẩm cứ lặp đi lặp lại. Trong khi đó mỗi loại thực phẩm đều chứa một nguồn dinh dưỡng nhất định, vì vậy cha mẹ hãy lựa chọn và thay thế nhiều loại thực phẩm để làm đa dạng thực đơn cho trẻ.
-
Cho trẻ ăn đúng bữa: 1 tuổi trẻ đã bắt đầu biết đứng và đi theo đó là vận động nhiều hơn. Mỗi một giờ vui chơi trẻ tiêu hao khoảng 3 – 4 kcal/giờ. Trong khi đó một lần ăn bé chỉ chứa được khoảng 0,2kg thực phẩm, chính vì thế mà trẻ thường xuyên thấy đói. Thay vì cho trẻ ăn quá no trong 1 lần, cha mẹ hãy chia thành nhiều bữa nhỏ. Nhu cầu bé cần 1 ngày tối thiểu khoảng 5 bữa. Thời gian tốt nhất là 3 giờ cho 1 lần ăn.
-
Lực chọn sữa và các chế phẩm từ sữa: Sữa luôn là thực phẩm ưu tiên hàng đầu trong chế độ dinh dưỡng của trẻ 1 tuổi. Theo các chuyên gia thì độ tuổi này trẻ cần uống 500ml sữa mỗi ngày. Sữa giúp trẻ bổ sung các khoáng chất cần thiết, đặc biệt là DHA rất tốt cho não bộ và canxi có lợi cho xương và răng chắc khỏe hơn.
>> Ăn dặm như thế nào là đúng cách
Dinh dưỡng cho trẻ 2 tuổi
Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ 2 tuổi
Bước sang giai đoạn 2 tuổi, nhu cầu về dinh dưỡng của trẻ cũng như năng lượng đều tăng lên. Vì vậy, cha mẹ hãy chú ý những nhu cầu dinh dưỡng dưới đây.
-
Tinh bột, ngũ cốc: đây là nguồn năng lượng chủ yếu cho trẻ. Trong cơm gạo, hay đặc biệt là ngũ cốc hàm lượng chất xơ rất cần thiết cho bé dễ dàng tiêu hóa hơn. Mỗi bữa ăn chính mẹ hãy cho trẻ ăn một bát cơm, tùy theo nhu cầu dinh dưỡng của trẻ mà cha mẹ nên điều chỉnh cho phù hợp.
-
Chất đạm: chất này quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Chất đạm đóng góp rất nhiều trong việc phát triển não bộ và nâng cao miễn dịch. Chính vì vậy cha mẹ cần đa dạng thực đơn để trẻ thích thú hơn khi ăn.
-
Chất béo: đây là nhóm dưỡng chất cần thiết để tạo nên một chế độ dinh dưỡng tiêu chuẩn cho trẻ 2 tuổi. Giai đoạn này bé cần chất béo để dễ dàng hấp thụ các vitamin tan trong dầu. Chất béo giúp dự trữ năng lượng góp phần điều hòa hoạt động. Trong thực đơn hàng ngày, cha mẹ nên lựa chọn đa dạng chất béo để phù hợp với khẩu vị của trẻ.
-
Rau xanh và hoa quả: đây là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất phong phú. Trong giai đoạn 2 tuổi, cha mẹ hãy tập cho trẻ ăn nhiều loại rau, các loại rau có màu xanh đậm cần được chú trọng. Trong hoa quả không chỉ chứa nhiều vitamin, khoáng chất và có cả các axit hữu cơ hỗ trợ tiêu hóa của trẻ.
>> Những phương pháp ăn dặm cho trẻ tốt nhất hiện nay
Dinh dưỡng cho trẻ 3 tuổi
Cha mẹ cần duy trì cho trẻ ăn 5 bữa/ ngày khi bé lên 3 tuổi
Trẻ trong giai đoạn 3 tuổi, được các chuyên gia đánh giá là thời kỳ vàng trong quá trình phát triển của trẻ. Các tế bào thần kinh của não bộ phát triển với tốc độ rất nhanh. Việc cung cấp một chế độ dinh dưỡng đầy đủ là việc vô cùng quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của trẻ.
Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, cha mẹ cần duy trì cho trẻ ăn 5 bữa/ ngày. Trong đó, bé sẽ ăn 3 bữa chính là sáng, trưa, tối và 2 bữa phụ vào giữa buổi sáng và giữa chiều.
Giai đoạn trẻ 3 tuổi, cha mẹ cần lưu ý để đảm bảo cung cấp các nhóm thực phẩm như sau:
-
Khoảng 150 – 200g, gạo tẻ, mẹ có thể giảm bớt gạo nếu đã nấu bún, mì, phở.
-
Khoảng 150 – 200g thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, tôm, chia thành 4 bữa, mỗi bữa 40g.
-
Khoảng 40g dầu mỡ, chia thành 4 bữa, mỗi bữa khoảng 10g
-
Khoảng 150g – 200g rau xanh
-
Khoảng 200g quả chín
-
Khoảng 400 – 500ml sữa
Trẻ 3 tuổi đã biết ăn theo bữa như người lớn và đã có thể tự đưa ra yêu cầu về các món ăn. Ngoài ra mẹ nên chuẩn bị thức ăn cho trẻ, như thịt nhưng cần phải ninh nhừ hoặc băm nhỏ, rau thái nhỏ, cá cần gỡ sạch xương.
>> Cách bổ sung rau củ cho trẻ nhỏ hiệu quả
>> Sách ehon "Bé thích ăn món nào nhỉ" cùng bé chinh phục khoảng thời gian ăn dặm đầu đời