Trang chủ Liên hệ

Cách xây dựng thói quen đọc sách cho bé yêu

Nguyễn Tuấn Anh 16/10/2020

Làm cách nào để xây dựng thói quen đọc sách cho bé ngay từ nhỏ là câu hỏi lớn của nhiều bậc phụ huynh, nhất là bố mẹ có con trong độ tuổi từ 0 – 6. Lời khuyên của MC Minh Trang cho các phụ huynh là: Hãy cùng con bắt đầu càng sớm càng tốt với tần suất lặp đi lặp lại mỗi ngày.


Nên bắt đầu đọc sách cho bé khi nào là tốt nhất?

 

Thời điểm tốt nhất để đọc sách cho bé là khi nào 


Các chuyên gia giáo dục hàng đầu đều cho rằng việc xây dựng thói quen đọc sách cho bé càng sớm càng tốt. Vậy thì sớm là khi nào? Từ khi còn trong bụng mẹ, bé đã có thể lắng nghe mọi âm thanh xung quanh. Bố mẹ nên dành thời gian cố định mỗi ngày để đọc sách truyện cho con. Không cần phải đọc nhiều mà chỉ 10 phút mỗi ngày, những câu chuyện ngắn thú vị qua giọng điệu của bố mẹ sẽ giúp con có tâm trạng thoải mái và an yên. Mặc dù bé có thể chưa nắm bắt và hiểu hết câu chữ trong mỗi cuốn sách nhưng tiếng đọc sách, kể chuyện thân thuộc của bố mẹ sẽ giống như âm nhạc giúp con thư giãn, an tâm và vui vẻ hơn.


Giai đoạn từ 0 – 1 tuổi không quá khó để chọn sách cho bé, chỉ cần những mẩu chuyện ehon ngắn với câu từ đơn giản, hình vẽ sinh động và màu sắc nổi bật sẽ thu hút con chìm sâu trong những trang sách. Bố mẹ không cần quá chú trọng vào việc con sẽ đọc hết từ đầu tới cuối mỗi cuốn sách mà cốt là để con làm quen với tiếng nói của người thân, tăng vốn từ nói và tạo thói quen đọc sách thư giãn cho con mà thôi.
Chẳng có đứa trẻ nào bẩm sinh đã yêu sách cả. Tất cả đều đến từ sự cố gắng của cả bố mẹ và bé. Chính những phút giây đọc sách vui vẻ bên người thân lúc này sẽ tạo nên thói quen đọc sách, yêu thích tri thức sau này cho con.

>> Sách ehon màu sắc nuôi dưỡng và phát triển kỹ năng cho trẻ


Cách xây dựng thói quen đọc sách cho bé yêu


Biến việc đọc sách trở thành hoạt động thú vị

 

Biến việc đọc sách trở thành một hoạt động thú vị sẽ giúp bé có nhiều hứng thú hơn với những cuốn sách mới 


Trẻ nhỏ thường khó tập trung vào một việc quá lâu nên để tạo sự hứng thú khi đọc sách thì bố mẹ nên tương tác thường xuyên với con. Hãy biến việc đọc sách trở thành một hoạt động thú vị mỗi ngày của con và bạn. Chỉ bằng cách đơn giản như thay đổi giọng kể chuyện, nhập vai thành chính những nhân vật trong cuốn sách cho bé hoặc thậm chí sáng tạo thêm nội dung mới cho cuốn truyện tranh ehon quen thuộc. Nếu bạn nhận thấy con dành tình cảm yêu thích với một cuốn sách hay một nhân vật nào đó mà con đọc được, hãy khuyến khích con làm nhiều thứ hơn với nó nhé!

>> Phát triển cảm xúc của trẻ thông qua bộ sách ehon điều kỳ diệu của cảm xúc


Tạo kệ sách cho bé

 

Một không gian đọc sách ấm cúng sẽ giúp bé có thêm hứng thú về các cuốn sách khác nhau 


Nếu gia đình có nhiều không gian, bạn hãy dành riêng một góc riêng đọc sách cho bé hoặc chỉ một kệ sách nhỏ mang tên bé sẽ giúp bé ý thức được thói quen đọc sách. Một số chuyên gia cũng cho rằng điều này không chỉ giúp tạo thói quen đọc sách ngay từ nhỏ mà còn rèn ý thức nâng niu, trân trọng những cuốn sách hơn.


Nếu trong gia đình không có kệ sách và không có sách mới dành riêng cho con, bé và “người bạn sách" sẽ không có cơ hội thân quen và khó hình thành thói quen đọc sách ngay khi còn nhỏ. Bố mẹ hãy bắt đầu ngay với một kệ sách nhỏ. Bạn có thể giao trách nhiệm bảo quản, giữ gìn tài sản sách quý giá này cho con và cho phép con kết nạp thêm thành viên sách mới hàng tuần hoặc hàng tháng. Thậm chí, bạn có thể biến sách thành phần thưởng cho con để khích lệ con trong mọi việc.


Trở thành tấm gương đọc sách cho bé

Hãy dành 15 - 30 phút mỗi ngày để đọc sách cùng con


Phụ huynh chính là tấm gương sáng để con quan sát và học hỏi mỗi ngày. Việc bắt chước theo hành động của bố mẹ chính là việc yêu thích của mọi đứa trẻ. Con sẽ rất hứng thú với “trò chơi” đọc sách cùng bố mẹ đấy!


Thay vì tập trung vào chiệc điện thoại di động mà bỏ quên con, bố mẹ hãy dùng sách để giao lưu và tương tác với con yêu nhé. Con vừa học nhiều điều hay qua sách vở mà bố mẹ và con cái càng gắn kết yêu thương hơn.

>> Sách ehon người bạn đầu đời của con cha mẹ hãy cùng thấu hiểu


Đừng đặt câu hỏi cho con


Nhiều bố mẹ thường mắc sai lầm khi đặt quá nhiều câu hỏi khi con đang đọc sách. Việc bạn muốn kiểm tra kiến thức của con không hề sai nhưng lại nhầm thời điểm. Nếu bố mẹ sẽ muốn đặt những câu hỏi cho con như “Con có tai dài này là con gì nhỉ?” khi con đang tập trung đọc sẽ khiến ngắt mạch tư duy và thu nhận kiến thức của con. Con chỉ muốn được tận hưởng câu chuyện, nếu bố mẹ cứ đặt câu hỏi thì sẽ dần khiến con cảm thấy chán ghét khoảng thời gian đọc sách ấy.


Vậy đặt câu hỏi khi nào mới hợp lý? Sau khi đọc sách xong, bố mẹ có thể đặt những câu hỏi như “Con đã gặp những con vật gì nhỉ” hoặc những câu đối thoại đơn giản như “Woah Câu chuyện đặc biệt nhỉ?” để con ghi nhớ lại những nội dung vừa đọc. Thực tế, dù không nói ra nhưng trong suy nghĩ của con lại chứa đầy vô vàn cảm xúc đấy.

 

 


 

Bài viết liên quan