Bé sơ sinh thức đêm ngủ ngày có lẽ đang là nỗi ám ảnh của nhiều gia đình. Tình trạng bé khóc nhiều về đêm cũng khiến bố mẹ thiếu ngủ triền miên, kiệt sức gây ảnh hưởng đến công việc ngày hôm sau. Đây cũng là yếu tố khiến cuộc sống gia đình bị xáo trộn. Vậy là sao để bé có thể ngủ suốt đêm? Các mẹ hãy tham khảo ngay những phương pháp dưới đây nhé
1. Hiểu được nhu cầu giấc ngủ của bé trong giai đoạn sơ sinh
Trong 2 tháng đầu
Ở giai đoạn này, nhu cầu về dinh dưỡng của trẻ sơ sinh vượt qua nhu cầu ngủ. Trẻ được bú sữa 2 giờ một lần đối với các bé bú sữa mẹ, còn đối với bú sữa bình có thể bú ít thường xuyên hơn. Bé sẽ cần ngủ từ 10 - 18 giờ mỗi ngày với tần suất từ 3 - 4 giờ. Và thời điểm này, khi còn nhỏ trẻ không có khả năng phân biệt giữa ngày và đêm. Vậy nên các mẹ không nên quá lo lắng khi bé có thể ngủ bất cứ lúc nào và thức giấc trái giờ với bố mẹ.
Khi trẻ từ 3 - 6 tháng tuổi
Nhiều bé sơ sinh ở giai đoạn này có thể ngủ trong 6 tiếng kéo dài. Nếu các mẹ có bé đang gặp phải tình trạng này có thể yên tâm vì đây là một thói quen ngủ tốt của bé.
Khi trẻ đến khoảng 6 - 9 tháng
Khi các bé có nhận thức hơn về việc ngủ sẽ nằm ở giai đoạn này. Bé có thể ngủ vào buổi tối và không muốn ở một mình vào buổi tối, trẻ có thể khóc vào ban đêm để bố mẹ quan tâm bé và luôn ở cạnh bé khi ngủ.
>> Cách xây dựng thói quen đọc sách cho bé
2. Áp dụng phương pháp quan sát tiến bộ của trẻ khi ngủ - Ferber
Là một phương pháp rèn luyện giấc ngủ cho trẻ sơ sinh được nhiều người biết đến. Ferber là phương pháp giúp các bé tự rèn luyện cách tự ngủ và khả năng ngủ trở lại khi bé thức trong đêm.
Phương pháp này đã được bác sĩ Richard Ferber, Giám đốc trung tâm rối loạn giấc ngủ nhi khoa tại bệnh viện nhi Boston, Mỹ, phát triển.
Ông có những lời khuyên với các bố mẹ rằng: Không nên bắt đầu rèn luyện thói quen ngủ cho trẻ cho tới khi bé 5 - 6 tháng tuổi. Thay vào đó hãy áp dụng phương pháp Ferber để bé có được 1 giấc ngủ ngon hơn:
- Đặt em bé vào nôi khi bé đang buồn ngủ. Sau khi đặt bé, bạn có thể rời khỏi phòng.
- Nếu trẻ khóc, hãy nán lại vài phút. Thời gian chờ này tùy thuộc vào bạn hoặc từ 1 - 5 phút.
- Khi vào lại phòng của bé, hãy cố gắng vỗ về bé nhưng không bế bé lên và không ở lại quá 2 – 3 phút, ngay cả khi bé vẫn còn đang khóc. Nhìn thấy bố mẹ, bé sẽ an tâm rằng bố mẹ vẫn đang ở gần mình nên có thể tiếp tục ngủ.
- Nếu bé vẫn tiếp tục khóc, hãy tăng dần khoảng thời gian bạn chờ đợi trước khi quay lại phòng kiểm tra bé lần tiếp theo. Ví dụ: Nếu bạn đợi 3 phút lần đầu tiên, hãy đợi 5 phút lần thứ 2 và sau đó là 10 phút ở lần tiếp theo.
- Hôm sau, bạn đợi 5 phút lần đầu tiên, 10 phút lần thứ 2, và 12 phút ở lần tiếp theo.
Việc áp dụng phương pháp này có thể khó khăn trong vài đêm đầu tiên. Bạn có thể thấy sự tiến bộ trong thói quen ngủ của bé vào ngày thứ 3 hoặc 4. Hầu hết bố mẹ đều thấy sự cải thiện vô cùng rõ rệt trong vòng 1 tuần.
>> Kinh nghiệm mua sách cho bé 0 - 3 tuổi
3. Sách ehon “Buồn ngủ ơi là buồn ngủ” - Giúp các bé có một giấc ngủ ngon hơn
Với những hình ảnh của các bạn động vật đáng yêu đang buồn ngủ, câu văn ngắn, từ ngữ nhẹ nhàng, hình ảnh đáng yêu, tươi sáng sẽ là một phương pháp giúp các bé dễ đi vào giấc ngủ sâu hơn.
Cuốn “Buồn ngủ ơi là buồn ngủ”
Một cuốn sách với hình ảnh các bạn động vật buồn ngủ và lăn ra ngủ sẽ giúp bé có cảm giác buồn ngủ, giúp bé dễ dàng đi vào giấc ngủ và có một giấc ngủ ngon hơn.
🍋 Tham khảo đặt sách ngay tại đây
Cuốn “Rừng ơi ngủ ngon”
Với những câu chúc của từng bạn trong khu rừng ngủ ngon dù chẳng ai còn thức. Nhưng cuối cùng, khỉ con ngủ ngon trong lời chúc của tất cả mọi người. Các bạn trong khu rừng nhỏ sẽ cùng mẹ chúc bé ngủ ngon trong cuốn sách này.
🍋 Tham khảo đặt sách ngay tại đây
Cuốn “Ôm chầm”
Từ những người bạn ở khắp muôn nơi lâu ngày gặp lại, liền chạy tới ôm chầm lấy nhau với những lời yêu thương. Từ đó bé cũng sẽ hiểu được tình cảm của ba mẹ từ những cái ôm ấm áp.
🍋 Tham khảo đặt sách ngay tại đây
Cả 3 cuốn sách đều có nội dung đơn giản, kết hợp cùng giọng kể ấm áp của mẹ dễ đưa bé vào giấc ngủ. Có nhiều hình ảnh các bạn động vật buồn ngủ, chuẩn bị đi ngủ dễ “lây” cảm giác buồn ngủ cho bé. Câu văn ngắn, từ ngữ nhẹ nhàng, cấu trúc lặp lại khiến bé dễ có cảm giác buồn ngủ hơn.
Hãy biến “Buồn ngủ ơi là buồn ngủ” trở thành “Sách gối đầu giường”, cùng cho con một giấc ngủ tròn ba mẹ nhé!