Rau củ là nguồn dinh dưỡng cực kì quan trọng cho sự phát triển của trẻ nhỏ và luôn được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng. Tuy nhiên, rau củ nào ăn dặm tốt nhất cho trẻ, bài viết này sẽ giải đáp mọi thắc mắc của các bậc phụ huynh.
Trong vô số thực phẩm hàng ngày, thì câu hỏi lớn nhất là cho trẻ ăn gì, ăn dặm như thế nào là tốt nhất. Hơn thế nữa rau củ thì rất phong phú khiến cha mẹ cảm thấy lúng túng khi lựa chọn thực phẩm cho trẻ. Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ có một thực đơn và phương pháp ăn dặm hiệu quả cho trẻ.
Rau ăn dặm dành cho từng lứa tuổi
Rau ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi
Những loại rau ăn dặm nhiều dinh dưỡng cho trẻ từ 5 tháng tuổi
Khi trẻ đã được 5 tháng tuổi, cũng là thời điểm thích hợp để cha mẹ bắt đầu cho trẻ tập làm quen với ăn dặm. Thức ăn dặm chủ yếu trong giai đoạn này là cháo nấu với tỉ lệ gạo và nước là 1:10. Dưới đây là các loại rau mà mẹ có thể sử dụng cho trẻ trong giai đoạn 5 tháng tuổi.
-
Củ cải
-
Bí ngô
-
Bông cải xanh
-
Cải bắp
-
Cà rốt
-
Khoai tây
-
Khoai lang
-
Cà chua
-
Rau diếp
-
Ngô
Mặc dù không có một quy định nào về thứ tự sử dụng các loại rau củ, nhưng mẹ hãy dùng khoai lang, cà rốt khi trẻ mới bắt đầu ăn dặm.
>> 4 Món nhiều dinh dưỡng cho trẻ bố mẹ cần quan tâm để xây dựng chế độ ăn hiệu quả cho bé
Rau ăn dặm cho bé 6 – 7 tháng tuổi
Tạo thực đơn ăn dặm nhiều dưỡng chất cho các bé ở giai đoạn 7 tháng tuổi
Trẻ trong giai đoạn 6 – 7 tháng tuổi đã bước sang giai đoạn 2 của hành trình ăn dặm, trẻ đã có thể ăn được các loại thịt cá và nhiều rau củ hơn. Những loại rau củ trẻ có thể ăn trong giai đoạn này:
-
Cà rốt
-
Đậu Hà Lan
-
Quả bí
-
Quả tươi nghiền nhuyễn (có thể ép quả pha loãng, không thêm phụ gia) như quả táo, mơ, đu đủ, đào, lê
Đậu phụ (đậu hũ) là thức ăn ngon cho trẻ từ 7 tháng tuổi. Đậu phụ còn có tên gọi là “phô mai từ đậu nành”. Đậu phụ được biết đến là thực phẩm khá phổ biến và an toàn. Đậu phụ khi đã luộc chín, dùng thìa dầm nhuyễn và với rau củ xanh hoặc quả tươi còn là món ăn ngon cho bé. Cha mẹ cũng có thể nấu bột cùng đậu phụ để đổi món gây lạ miệng cho trẻ
Thời điểm trẻ 6 – 7 tháng tuổi, bé đã ăn được bột trộn với rau xanh hoặc một số quả tươi như chuối chín, cà rốt
Độ tuổi này, bé đã cầm được đồ ăn và cho vào miệng, cha mẹ hãy tạo cơ hội để trẻ được ăn bốc để hoàn thiện tốt kỹ năng điều khiển tay.
>> Những loại thực phẩm nào tốt cho sự phát triển não bộ của trẻ, bố mẹ cần tìm hiểu
Rau ăn dặm cho bé từ 8 tháng tuổi
8 Tháng tuổi là thời điểm ăn dặm quan trọng và hấp thụ dưỡng chất ở trẻ bố mẹ nên chú ý
Thực đơn ăn dặm cho bé từ 8 tháng tuổi có thể gồm rau xanh nhuyễn, lòng đỏ trứng, cháo, mì, cá, thịt nhuyễn. Độ tuổi này thức ăn tốt nhất là nên làm mềm, ở dạng trung gian giữa thể rắn và lỏng. Các loại thực phẩm rau củ có thể cho bé ăn như: cà rốt, hành tây, cà chua. Nếu trẻ hay bị táo bón, cha mẹ có thể chọn các loại rau nhiều chất xơ như rau chân vịt, bắp cải hay củ cải.
Bé khoảng 8 tháng tuổi sắp có thể cai sữa, lúc này các loại thức ăn cũng khá nhiều. Vì vậy cha mẹ cần chú ý tới một vài điểm sau đây:
-
Cho bé ăn dặm cần chú ý tăng từ từ để bé thích ứng với một loại rồi mới thêm các loại khác.
-
Cho bé ăn dặm kết hợp với ăn sữa, thường là trước khi ăn sữa vì khi trẻ đói sẽ dễ tiếp nhận thức ăn mới hơn.
-
Khi trẻ không thích một loại thức ăn nào đó có thể hoãn lại vài hôm rồi cho bé ăn lại.
-
Hãy lựa chọn đồ tươi làm thức ăn cho bé
-
Nếu sức khỏe của trẻ không được tốt, tốt nhất không cho bé ăn dặm, để tránh vấn đề khó tiêu.
>> Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 0 - 6 tuổi ở giai đoạn nào là quan trọng nhất
Học cách dạy trẻ ăn dặm của người Nhật
Phương pháp ăn dặm theo kiểu Nhật
Cho con học cách ăn dặm theo kiểu Nhật là phương pháp đang được rất nhiều phụ huynh tìm hiểu và học theo. Đây không chỉ đơn thuần là phương pháp cho trẻ ăn dặm mà còn rèn luyện cho trẻ thói quen ăn uống khoa học.
-
Thời điểm tốt nhất cho trẻ ăn dặm là từ 6 tháng tuổi: giai đoạn này hệ tiêu hóa của bé đã hoàn thiện hơn và đồng thời bé sẽ được bổ sung thêm nhiều khoáng chất mà không có đủ khi bú mẹ như sắt, kẽm
-
Không cho trẻ ăn dặm trước 4 tháng tuổi: thời điểm này các bộ phận trong cơ thể trẻ chưa tiếp nhận được nguồn thức ăn ngoài. Dạ dày không tiết đủ chất nhờn, enzyme tiêu hóa nên không phân cắt được hết protein, lipid thành các mảnh nhỏ để hấp thụ vào cơ thể. Ngoài ra thận của bé cũng không đủ sức để lọc các thức ăn giàu protein, lipid nên gây lắng cặn ở thận.