-
- Tổng tiền thanh toán:
Với các bố mẹ, ăn dặm được xem là một bước chuyển lớn từ chế độ ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ sang chế độ có thức ăn đặc. Các bé sẽ được ăn các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ như là: bột, cháo, cơm, rau, củ,…
Các mẹ có biết ở giai đoạn 6 tháng tuổi bé đã sẵn sàng đón nhận dinh dưỡng từ những thực phẩm đa dạng ngoài sữa mẹ. Chính là để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo với nhiều hoạt động hơn. Khi bé còn ở trong bụng mẹ, bé đã được nhận đủ lượng sắt để phục vụ cho sự phát triển trong 6 tháng đầu đời từ khi sinh ra, nhưng tại thời điểm bé tròn 6 tháng tuổi, lượng sắt đó không còn đáp ứng đủ cho nhu cầu tăng trưởng. Và ăn dặm, bổ sung chất sắt và các dinh dưỡng cần thiết với một chế độ hợp lý sẽ giúp trẻ phát triển não bộ, cơ thể một cách toàn diện.
1. Ăn dặm là gì?
Ăn dặm được xem là một bước chuyển lớn từ chế độ ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ sang chế độ có thức ăn đặc
Với các bố mẹ, ăn dặm được xem là một bước chuyển lớn từ chế độ ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ sang chế độ có thức ăn đặc. Các bé sẽ được ăn các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ như là: bột, cháo, cơm, rau, củ,…
Ăn dặm chính là một quá trình gian nan nhưng thú vị với các bà mẹ cũng như các bé. Một sự thay đổi dễ thấy nhất đó là chuyển từ chế độ ăn dạng lỏng sang dạng sệt rồi đến dạng lợn cợn và sau cùng đó là dạng miếng. Chính vì vậy các mẹ không nên quá vội vã, hãy thực hiện dần dần để các bé làm quen và thích ứng theo từng giai đoạn.
>> Sách ehon sức khỏe giúp bé quên đi nỗi sợ khám bệnh vào giai đoạn từ 2 - 6 tuổi
2. Thời gian cho bé ăn dặm phù hợp
Nên bắt đầu ăn dặm trong giai đoạn 4 -6 tháng tuổi
Theo các chuyên gia và y bác sĩ, thời điểm ăn dặm tốt nhất cho các bé thường vào khoảng từ 4 – 6 tháng tuổi. Ở độ tuổi này, các bé mới đủ khả năng hoạt động của miệng, lưỡi để nuốt các dạng thức ăn đặc.
Hãy quan sát biểu hiện của bé, xem bé đã sẵn sàng với thực đơn ăn dặm mới hay chưa. Đồng thời mẹ cũng cần chú ý đến thời gian kết thúc quá trình ăn dặm đó là khi bé 24 tháng tuổi.
Không nên kéo dài thời gian ăn dặm ở trẻ bởi nó sẽ kéo thêm một số rắc rối: trẻ sẽ chậm nhai, khó hòa nhập với trường lớp cũng như chế độ ăn khác khi đi nhà trẻ,…
>> Sách ehon "Bé thích ăn món nào nhỉ" giúp bố mẹ quên đi nỗi lo sợ ăn rau của trẻ nhỏ
3. Thực đơn cho bé ăn dặm
Thực đơn ăn dặm cho từng gia đoạn phát triển của trẻ
Xây dựng một thực đơn ăn dặm đủ dinh dưỡng là tiền đề giúp con phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ. Đặc biệt, ăn dặm đầy đủ con sẽ tránh được tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng hay chậm phát triển. Những trường hợp hiện gặp ở rất nhiều trẻ nhỏ hiện nay.
Thực đơn ăn dặm cho bé tương ứng với từng tháng tuổi sẽ giúp con đảm bảo các dinh dưỡng cần thiết và giúp các mẹ không cần suy nghĩ xem món này đã đủ chất, đa dạng và dinh dưỡng hay chưa.
Bé 6 tháng tuổi
1. Loại thức ăn phù hợp
- Sử dụng bột loãng hoặc thức ăn đã nghiền, xay nhỏ.
- Mỗi bữa bú sữa mẹ một lần và một bữa ăn.
2. Lượng thức ăn thích hợp
- Từ 100 – 200 ml (Tùy theo khẩu phần ăn của bé để điều chỉnh ít hơn hoặc nhiều hơn).
Bé 7 tháng tuổi
1. Loại thức ăn phù hợp
- Sử dụng bột đặc hoặc các loại thức ăn đã nghiền hoặc thái nhỏ.
- Một bữa bú sữa mẹ và 2 bữa ăn.
2. Lượng thức ăn thích hợp
- Từ 200 ml (Tùy theo khẩu phần ăn của bé để điều chỉnh ít hơn hoặc nhiều hơn).
Bé 8 tháng tuổi
1. Loại thức ăn phù hợp
- Sử dụng trái cây, rau xanh và thịt xay nhuyễn để chế biến.
- Bột ngũ cốc
2. Lượng thức ăn thích hợp
- Từ 230 ml (Tùy theo khẩu phần ăn của bé để điều chỉnh ít hơn hoặc nhiều hơn).
Bé 9 tháng tuổi
1. Loại thức ăn phù hợp
- Sử dụng bột đặc
- Các loại thức ăn cần thái nhỏ để bé có thể cầm nắm được.
- Một bữa bú sữa mẹ và 3 bữa ăn
2. Lượng thức ăn thích hợp
- Từ 200 - 250 ml (Tùy theo khẩu phần ăn của bé để điều chỉnh ít hơn hoặc nhiều hơn).
Bé 11 tháng tuổi
1. Loại thức ăn phù hợp
- Sử dụng cháo và thức ăn được thái khúc
- Một bữa bú sữa mẹ và 3 bữa ăn
2. Lượng thức ăn thích hợp
- Từ 200 - 300 ml (Tùy theo khẩu phần ăn của bé để điều chỉnh ít hơn hoặc nhiều hơn).
Bé 12 tháng tuổi
1. Loại thức ăn phù hợp
- Sử dụng cháo trắng ăn cùng với thịt, cá, tôm, trứng, rau xanh, dầu, mỡ...
2. Lượng thức ăn thích hợp
- Từ 200ml cháo kết hợp với các loại khác
4. Nguyên tắc ăn dặm khoa học
Ăn dặm khoa học giúp trẻ bổ sung được dưỡng chất và phát triển một cách toàn diện
Trẻ ở giai đoạn từ 6 tháng tuổi là cột mốc vô cùng quan trọng, bởi đó là giai đoạn giúp trẻ làm quen với những món ăn lạ. Các bố mẹ cần tìm hiểu và cho trẻ ăn dặm đúng cách theo các khuyến cáo và hướng dẫn của Bác sĩ.
Bố mẹ nên tuân thủ nguyên tắc "ngọt - mặn", thường thì bột ngọt sẽ là sự lựa chọn đầu tiên bởi nó gần giống với sữa mẹ. Sau đó sẽ được chuyển dần sang vị "mặn" để đảm bảo bé hấp thu được nhiều dinh dưỡng hơn.
Nguyên tắc "ít - nhiều" chính là yếu tố thứ 2, để luyện tập hệ tiêu hóa của bé dần thích ứng với lượng thức ăn ngày càng phong phú. Bắt đầu với một lượng ít rồi tăng dần lên. Cụ thể là bố mẹ nên bắt đầu từ 1-2 muỗng bột sau đó sẽ tăng dần lên 1/3 chén rồi nửa chén,...Như vậy mới đảm bảo sự tiêu hóa và cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất cho quá trình phát triển của bé.
Nguyên tắc "loãng - đặc" là điều bố mẹ cần ghi nhớ để quá trình ăn dặm diễn ra một cách suôn sẻ. Nguyên tắc này sẽ giúp bé không bị "phản ứng" khi tiếp xúc với một món ăn lạ đồng thời hệ tiêu hóa sẽ bắt kịp được với quá trình tiêu hóa với những thức ăn phức tạp hơn mỗi ngày.
Nguyên tắc "tô màu chén bột" chính là đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện.
1. Nhóm bột đường: gạo, bột mỳ, bánh mỳ, bún, phở, ngô, khoai,...
2. Nhóm đạm: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, đậu nành,...
3. Nhóm chất béo: dầu, mỡ, bơ, các loại hạt có dầu,...
4. Nhóm vitamin và khoáng chất: rau củ và các loại trái cây.
Nguyên tắc "không ép trẻ ăn" là khi trẻ đã tỏ ra không muốn ăn nữa hay phản đối việc ăn dặm. Bố mẹ hãy tạm ngưng quá trình ăn dặm từ 5 - 7 ngày sau đó tiếp tục. Đừng nên để trẻ cảm thấy căng thẳng bởi đó sẽ là nguyên nhân làm giảm việc hấp thụ dưỡng chất ở trẻ.
Ăn dặm đúng cách và đủ chất sẽ giúp trẻ bổ sung được dưỡng chất và phát triển một cách toàn diện. Cha mẹ cần quan tâm đến thực đơn ăn dặm và nguyên tắc. Để đảm bảo những dưỡng chất cần thiết giúp trẻ phát triển thể lực và sức khỏe mỗi ngày.
>> Sách ehon hay nhất dành cho các bé từ 0-2 tuổi