Trang chủ Liên hệ

6 Hoạt động có thể giúp bé tự đọc sách

Nguyễn Tuấn Anh 23/03/2021

Ngay từ khi con còn nhỏ, bố mẹ hãy nên xây dựng thói quen đọc sách cho trẻ. Việc này không chỉ giúp bé có trí tưởng tượng phong phú, thúc đẩy tư duy sáng tạo mà còn khiến não trẻ hoạt động nhiều hơn. 
Có thể dễ dàng thấy một đứa trẻ có thói quen đọc sẽ có trí tưởng tượng phong phú và logic hơn những đứa trẻ lười đọc. Nếu bố mẹ gây dựng cho trẻ thói quen đọc sách ngay từ khi còn nhỏ sẽ giúp con ham thích đọc và tìm hiểu hơn. 

1. Làm gương Cho trẻ 

 

 

Việc làm gương cho trẻ là một vấn đề cần thiết đối với mỗi gia đình. Bởi hầu hết trẻ sẽ học hỏi hầu hết các thói quen thông qua ba mẹ. Vì vậy nếu muốn xây dựng thói quen đọc sách cho trẻ, hãy chắc chắn rằng trẻ thường xuyên thấy bạn làm việc này. Khi trẻ nhìn thấy bạn đọc, con sẽ học tập và bắt chước thói quen này và bắt đầu tự đọc. Hãy làm cho trẻ hiểu được tầm quan trọng của đọc sách không chỉ để giải trí mà còn là một kênh giúp cập nhật thông tin và bổ sung kiến thức kết nối với nhiều người khác.

>> Sách ehon người bạn đầu đời của con cha mẹ hãy cùng thấu hiểu
 
2. Cùng thảo luận với con về những gì đã đọc 

 

 


Ngoài việc làm gương cho bé những thói quen đọc sách hàng ngày, bố mẹ có thảo luận với con về những gì đã đọc thời gian gần nhất. Đây sẽ là khoảng thời gian để bố mẹ cùng chia sẻ với con về sự tương đồng giữa các câu chuyện hoặc sự kiện đã và đang xảy ra. Điều này sẽ để bố mẹ biết trẻ yêu thích và muốn tìm hiểu về những vấn đề gì. Bố mẹ hãy khuyên trẻ duy trì sở thích của mình. 
Đặc biệt là trong quá trình trao đổi với trẻ, bố cũng nên thoải mái và khéo léo để con không cảm thấy bị tra hỏi hay bị thúc ép. 
Một ưu điểm nếu các bố mẹ có thể phối hợp với nhau cùng các con đọc sách, sẽ là môi trường để con cảm thấy hứng thú và tăng cường khả năng học hỏi. 

>>  Thùy não và các chức năng giúp phát triển giác quan và não bộ cho bé


3. Chia sẻ kinh nghiệm của bạn về việc đọc sách khi còn nhỏ

 

 


Nếu bố mẹ vẫn còn giữ những cuốn sách đã từng đọc khi còn nhỏ, hãy tặng chúng lại cho các bạn nhỏ và từ đó hãy chia sẻ với con những nội dung hấp dẫn nhất đến trẻ. Điều đó sẽ giúp tác động tích cực đến trẻ bởi tình cảm của bố mẹ dành cho bé. 
Hãy khuyến khích các con đọc sách bằng ngôn ngữ mẹ đẻ. Điều này không chỉ giúp con gắn kết tốt hơn với văn hóa dân tộc mà còn xây dựng các kỹ năng ngôn ngữ mạnh mẽ. Khi các kỹ năng đọc, hiểu ngôn ngữ mẹ đẻ của con đã thuần thục, bạn có thể cho trẻ đọc sách bằng ngôn ngữ khác. 

>>  Phát triển cảm xúc của trẻ thông qua bộ sách ehon điều kỳ diệu của cảm xúc
 
4. Để trẻ chọn sách theo sở thích 


Sau một khoảng thời gian chọn sách và đọc sách cho con nghe, bố mẹ hãy để các bé tự lựa chọn sách theo sở thích của mình. Đừng ép buộc hay ra lệnh mà hãy để con tự lựa chọn sách theo cho riêng mình, tuy nhiên bố mẹ hãy là cố vấn để tư vấn cho con những bộ sách thật sự hữu ích cho bé. 
 
Là bố mẹ, bạn cần hiểu rằng điều quan trọng là theo dõi việc đọc của con chứ không phải ép buộc chúng đọc về những sách bạn nghĩ rằng con nên đọc thử. 

>>  Sách Ehon Nhật Bản hay nhất cho bé từ 0 – 8 tuổi


5. Thử việc đọc sách có thưởng để tạo hứng thú cho con trẻ 

 

 


Một phương pháp hữu ích trong việc xây dựng thói quen đọc sách cho trẻ đó là áp dụng “chính sách”: Đọc sách có thưởng với mọi thành viên trong gia đình. Đây là thời điểm để trẻ hứng thú hơn và muốn chinh phục đạt được thưởng. 
Đây sẽ khoảng thời gian và duy trì giúp các thành viên trong gia đình trau dồi thêm kiến thức, tạo được sự gắn kết của một gia đình. Cũng giúp con cảm thấy yêu thích sách hơn, muốn duy trì thói quen và chinh phục những cuốn sách hay nhất từ bố mẹ và con đã lựa chọn. 

>>  Tiình cảm gia đình quan trọng với trẻ như thế nào
 
6. Không chỉ đọc mỗi sách 


Bí quyết xây dựng thói quen đọc sách cho trẻ không nhất thiết chỉ gói gọn trong việc đọc sách. Bạn có thể cho con nghe audiobooks, các vở kịch được dựng từ các tác phẩm văn học. 
Khi con đã có thể hiểu các ngôn ngữ, bố mẹ có thể nhờ con đọc giúp các hóa đơn tiền điện nước, hóa đơn siêu thị. Điều đó sẽ giúp con chú ý hơn đến các chi tiết trong danh sách và không nên bỏ lỡ bất kỳ chi tiết nào được đề cập. 
Thỉnh thoảng, thay vì đưa con đến nhà sách, bạn hãy cùng bé đến thư viện. Việc nhìn thấy nhiều người sẽ khiến trẻ hứng thú đọc sách hơn ạ.

>>  Dạy trẻ tự lập trong giai đoạn từ 0-6 tuổi như thế nào
 
 

Bài viết liên quan