Sach-ehon-wabooks Sach-ehon-wabooks

Gợi ý món ăn dặm nhiều dinh dưỡng cho bé

Nguyễn Tuấn Anh 01/06/2020
WABOOKS - CHUYÊN GIA SÁCH EHON

Một thực đơn tăng cân nhanh, nhiều dinh dưỡng và ngon miệng cho quá trình ăn dặm của bé không phải là điều mà người mẹ nào cũng đã biết khi có em bé lần đầu tiên.

Một thực đơn tăng cân nhanh, nhiều dinh dưỡng và ngon miệng cho quá trình ăn dặm của bé không phải là điều mà người mẹ nào cũng đã biết khi có em bé lần đầu tiên. Giúp các mẹ không cần loay hoay tìm kiếm, mất nhiều thời gian để hỏi bạn bè. Bài viết dưới đây sẽ là gợi ý những món ăn dặm nhiều dinh dưỡng và vô cùng thích hợp cho các bé từ 6 -  8 tháng tuổi. 

Thực đơn ăn dặm bổ dưỡng cho trẻ


1. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 - 8 tháng tuổi 

Thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 – 8 tháng tuổi cần phải được chế biến từ loãng đến đặc dần. Bởi hệ tiêu hóa của bé còn non nớt, tuyến nước bọt chưa có đủ Enzym giúp quá trình tiêu hóa các loại thực phẩm hết hoàn toàn. Chính vì vậy các mẹ cần lưu ý các loại thức ăn từ loãng đến đặc dần.
6 tháng tuổi cũng là giai đoạn sẽ được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng từ thức ăn dặm. Mặc dù lúc này sữa vẫn chiếm ¾ bữa ăn trên ngày của bé. Mẹ cần lưu ý để bổ sung đủ 4 nhóm: chất đạm, chất béo, bột đường, vitamin và khoáng chất cho bé. 


Cháo cà rốt nghiền nhuyễn

Cách làm cháo cà rốt ăn dặm bổ sung vitamin A cho trẻ 

Bước vào giai đoạn đầu tiên của quá trình ăn dặm, cà rốt nghiền nhuyễn để tráng ruột sẽ giúp bé phát triển được thị lực và chống viêm nhiễm.
Ngoài ra, cà rốt còn rất giàu beta – carotene đặc biệt có lợi cho sự phát triển của bé vào giai đoạn 6 tháng tuổi.
Nguyên liệu 
  - 2 thìa cà phê cà rốt nghiền
  - 2 thìa cà phê cháo trắng 
Cách nấu 
  - Với tỉ lệ 1:10 (1 gạo, 10 nước), sau đó rây cho lưới thật mịn và múc 2 thìa cà phê ra đĩa hay bát.
  - Cà rốt các mẹ rửa sạch, luộc hoặc hấp chín. Sau đó nghiền hoặc rây nhỏ. 
  - Sau đó trộn cháo với cà rốt và cho các bé ăn. 


Súp sữa bí đỏ

Súp bí đỏ có độ ngọt vừa phải, dễ ăn được trẻ vô cùng yêu thích 

Một loại thực phẩm giàu chất sắt, vitamin A cùng muối khoáng và axit hữu cơ. Đặc biệt rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ.
Nguyên liệu 
  - 20 g bí đỏ 
  - Lấy 60ml sữa mẹ hoặc sữa công thức (sữa công thức là sữa các mẹ pha cho bé uống bổ sung trong quá trình bé bước vào giai đoạn ăn dặm).
Cách nấu
  - Bí đỏ đem hấp chín hoặc luộc chín sao cho sau khi luộc/hấp bí đỏ chín mềm để nghiền nhuyễn hoặc rây cho nhỏ mịn.
  - Nếu là sữa mẹ thì đun nhỏ lửa bí đỏ và sữa đến khi sôi là được.
  - Còn sữa công thức thì pha theo đúng tỉ lệ quy định rồi cho bí đỏ nghiền vào.


2. Nấu món ăn dặm đúng cách 

Lưu ý khi cách chế biến thực phẩm không bị mất chất dinh dưỡng

Để con được đáp ứng đủ dinh dưỡng, phát triển toàn diện khi ăn dặm thì ngoài có được một thực đơn đa dạng, đủ chất. Các mẹ cần lưu ý về cách chế biến sao cho các thực phẩm không bị mất chất mà cần sự kết hợp đa dạng các loại thực phẩm giúp con tăng trưởng và phát triển thể lực trong giai đoạn này. 


Chế biến thực phẩm an toàn và sạch sẽ: Các mẹ nên hạn chế tối đa việc mua các loại rau củ đóng hộp và hãy gọt sạch vỏ. Tránh sử dụng mỡ thịt và không chế biến đồ ăn với da gà bởi trẻ có thể bị mẫn cảm.
Các bé dưới 6 tháng tuổi không được ăn cà rốt, cải bó xôi, củ cải trắng. Bởi loại rau củ này chứa nhiều nitrat làm tăng tỷ lệ thiếu máu cho các bé dưới 6 tháng tuổi.
Ở giai đoạn từ 6 – 8 tuổi. Mẹ không nên nấu các món ăn dặm quá loãng và quá đặc.


Đồ ăn cần được nấu chín toàn bộ và tuyệt đối không được nấu chín một phần bởi nó ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sự hấp thu ở trẻ. 
Không dùng muối, đường, mật ong, hạt tiêu, dầu dành cho gia đình để nấu các món ăn dặm cho trẻ bởi nó chứa một số thành phần phụ gây nguy hiểm cho trẻ. 


3. Cách bảo quản đồ ăn dặm cho trẻ 

Chuẩn bị những khay ô vuông và túi đựng thực phẩm để bảo quản đồ ăn dặm trong tủ lạnh cho bé

Hiện nay các mẹ công sở, nội trợ đều có những công việc bận rộn, đôi khi phải chế biến thức ăn 1 lần cho bé ăn cả ngày. Tuy nhiên, cách bảo quản đồ ăn dặm lại cần rất nhiều lưu ý để vẫn giữ đầy đủ dinh dưỡng và hương vị. 


Mẹ lên chuẩn bị những khay ô vuông để giữ thực phẩm trong tủ lạnh cho bé. Đối với mỗi ô sẽ là một lượng thức ăn vừa phải và không nên lãng phí. Sau khi dùng xong mẹ nên rửa sạch và khử trùng để bé sử dụng cho lần tiếp theo. 


  - Thức ăn được nghiền nhuyễn cho vào từng ô hay khay. Có thể trộn sẵn. Các mẹ có thể trộn sữa đã vắt trước khi cho vào ngăn đá. 
  - Thức ăn được bảo quản theo từng khay với lớp nilon chuyên dụng, nên dán nhãn thức ăn và ngày chế biến để đảm bảo đúng với thực đơn cho bé mà mẹ đã lên sẵn trước đó.
  - Thức ăn đã sử dụng vài lần, nên ăn trong ngày chứ không để quá lâu. Bởi nó sẽ mất thành phần dinh dưỡng trong đồ ăn. 
  - Hạn chế để thức ăn trong các hộp, lọ chai thủy tinh bởi có thể thủy tinh có thể vỡ trong quá trình lấy từ ngăn rã đông ra ngoài. 
  - Bộ sách ehon "Rau - củ" cùng mẹ và bé làm quen với những thực phẩm nhiều dinh dưỡng 

“Bé thích ăn món nào nhỉ” đặc biệt dành cho các bé từ 0 – 3 tuổi. Giải quyết vấn đề bé sợ ăn rau củ, ghét ăn rau củ phổ biến nhất hiện nay. 
Rau củ là loại thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cần thiết cho bé. Giúp cho quá trình tiêu hóa cải thiện và tăng miễn dịch cho trẻ nhỏ. Những loại rau, củ, quả, hạt mang lại nhiều dưỡng chất được nhắc đến trong bộ “Bé thích ăn món nào nhỉ”  là những loại rau củ đặc biệt tốt cho bé trong quá trình ăn dặm.
Bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng cho bé để bé luôn được khỏe mạnh, phát triển toàn diện cả về thể chất, trí não. 

 

>> Sách ehon hay nhất dành cho các bé từ 0-2 tuổi 

>> Sách ehon hay nhất dành cho các bé từ 2-4 tuổi 

>> Sách ehon hay nhất dành cho các bé từ 4-8 tuổi 

 

Bạn đang xem: Gợi ý món ăn dặm nhiều dinh dưỡng cho bé
Bài trước Bài sau
Chat Chat
Hotline Hotline
Khuyến mãi Khuyến mãi
Đăng nhập
Đăng ký
Hotline: 0838101000